Rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) Cục dự trữ liên bang (FED) đã kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày và đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản đúng như kỳ vọng của thị trường. Cùng xem thị trường phản ứng ra sao sau cuộc họp này và cập nhật itn tức cho ngày hôm nay nhé !
1. Dữ liệu kinh tế
Lãi suất của Mỹ tăng tiếp 25 điểm cơ bản, tình trạng đang khá là rối ren dưới thời ông Biden, dù vậy thì Fed tăng lãi suất và phát tín hiệu có thể đây là đợt tăng lãi suất cuối cùng của đợt tăng dữ dội nhất từ 1980 tới nay, dự đoán này được số đông đồng thuận sau khi cuộc họp báo kết thúc mà Fed không đưa ra thêm các ngôn từ mang tính diều hâu nữa, thay vào đó là cách nói chuyện ôn hòa hơn rất nhiều so với những lần họp trước đây. Như vậy hiện giờ việc nhiều người quan tâm là mức lãi suất cao này sẽ được giữ trong bao lâu
Truyền thông cho biết ngân hàng này đang xem xét việc bán nhưng ít người quan tâm. Điều này trực tiếp làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng ngân hàng một lần nữa và kéo chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Sau cuộc họp FOMC đêm qua, nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB vào lúc 19h15 tối nay
Các dữ liệu kinh tế gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù nền kinh tế của khối vẫn có khả năng phục hồi nhưng lạm phát vẫn dai dẳng bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
Hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ của Eurozone cho thấy áp lực tiền lương vẫn tăng cao, cản trở nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Các chuyên gia kinh tế dự đoán ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp lần này. Nhưng vẫn không ngoại trừ khả năng tăng 50 điểm cơ bản nếu các quan chức ECB duy trì thái độ cứng rắn như những phát biểu trước đó. Tuy nhiên, khả năng này không cao.
2. Chứng khoán Mỹ
Rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) Cục dự trữ liên bang (FED) đã kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày và đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản đúng như kỳ vọng của thị trường.
Biên bản cuộc họp cũng nhắc lại rằng hệ thống ngân hàng có khả năng phục hồi và nhìn chung đã được cải thiện; dòng tiền gửi ra khỏi các ngân hàng lớn đã ổn định, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường giám sát.
Tuy nhiên, như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt các quan chức fed khi cổ phiếu Westpac đã giảm hơn 50% sau nhiều giờ.
Truyền thông cho biết ngân hàng này đang xem xét việc bán nhưng ít người quan tâm. Điều này trực tiếp làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng ngân hàng một lần nữa và kéo chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 270.29 điểm (tương đương 0.80%) xuống 33,414.24 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.7% còn 4,090.75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.46% xuống 12,025.33 điểm. Các chỉ số đều ghi nhận phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp.
Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF giảm gần 2%. Cổ phiếu PacWest mất gần 2% sau khi bốc hơi 28% trong phiên trước đó.
Cổ phiếu các ngân hàng lớn cũng đồng loạt giảm điểm. Điển hình như Bank Of America (BAC) giảm 1.07% xuống còn 27.86$/cp, JPMorgan (JPM) giảm 2.12% xuống 135.98$cp và Goldman Sachs (GS) mất 1.42% còn 328.65$/cp
3. Ngoại hối
Fed cũng đã tỏ thái độ ôn hòa hơn trong cuộc họp lần này khi không sử dụng từ ngữ mang hàm ý tăng lãi suất thêm. Điều này khiến các NĐT càng kỳ vọng thêm vào việc fed sẽ không tiếp tục tăng lãi suất nữa và sẽ cắt giảm lãi suất tiêu chuẩn vào tháng 9.
Phản ứng với tin tức này, chỉ số đồng dollar - DXY đã giảm 0.63% xuống còn 101.22 điểm sau khi đóng phiên
Tỷ giá của các cặp tiền có đồng USD đứng sau như EURUSD GBPUSD AUDUSD đồng loạt tăng khi DXY suy yếu
Và ngược lại, các cặp tiền có đồng USD đều ghi nhận phiên giảm điểm
4. Thị trường Vàng - Dầu
Ở một diễn biến khác, rạng sáng ngày 3/5, Giới chức Nga cáo buộc Ukraine triển khai 2 UAV tấn công Điện Kremlin, gọi đây là "hành động khủng bố" và "âm mưu ám sát Tổng thống Putin" Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky khẳng định Kiev không liên quan vụ UAV tấn công Điện Kremlin, phủ nhận những cáo buộc do Mát-xcơ-va đưa ra.
FED được kỳ vọng ngừng tăng lãi suất, khủng hoảng ngành ngân hàng quay trở lại, căng thẳng về xung đột tại UKraine leo thang - tất cả các yếu tố này đều ủng hộ giá vàng.
Và kết quả là kết thúc phiên giao dịch ngày 3/5, hợp đồng vàng giao ngay tăng 1.13% lên 2,039.02 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.7% lên 2,037 USD/oz.
Mở phiên Á sáng nay, vàng giao ngay đã có 1 cú GAP nhẹ và tăng mạnh, ghi nhận mức cao nhất đã chạm ngưỡng 2080 USD/oz
Các chuyên gia nhận định, vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ tăng trong thời gian tới khi tình hình kinh tế ngày càng căng thẳng.
Ngược lại với vàng, tình hình càng căng thẳng thì dầu càng mất giá. Giá dầu đã giảm 4% vào ngày thứ Tư (03/5), nới rộng đà giảm sâu trong phiên trước đó sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất và khi nhà đầu tư lo ngại về tình hình nền kinh tế
Khép phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent giảm 4% xuống 72.33 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 12/2021. Dầu Brent đã chạm mức đáy trong phiên là 71.70 USD/thùng, đây là mức thấp nhất kể từ ngày 20/3/2023.
Hợp đồng dầu WTI mất 4.3% còn 68.60 USD/thùng. Mức đáy trong phiên của hợp đồng này là 67.95 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 24/3/2023.
Trước đó 1 ngày, cả 2 hợp đồng dầu đều sụt 5%, chứng kiến phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 1/2023.
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel