Bình luận

Sau khi Cục dự trữ liên bang (FED) và NHTW châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, cùng với những lo ngại rủi ro liên quan đến nhóm ngành ngân hàng đã gây ra biến động mạnh trên thị trường. Hôm nay sẽ có thêm 1 dữ liệu quan trọng nữa là bản tin Non-farm của Hoa Kỳ, cùng xem các thị trường bị ảnh hưởng như thế nào sau các dữ liệu này nhé !


1. Dữ liệu kinh tế

Dữ liệu lạm phát của Thụy Sỹ

Dữ liệu CPI của Thụy Sĩ được dự báo sẽ giữ nguyên ở mức 0.2%. Thụy Sĩ dù mang nhiều tai tiếng khi không còn giữ được vị trí trung lập nữa nhưng sức mạnh đồng tiền của nước này lại cực kỳ ổn định khi mà CPI luôn được giữ giao động ở mức cực kỳ an toàn, điều này cũng là lý do khiến cho cặp tiền USDCHF thường xuyên sideway ở biên độ lớn do CHF luôn có mức biến động thấp

Bảng lương phi nông nghiệp tại Hoa Kỳ

Bản tin non-farm sẽ được công bố lúc 19h30. Dữ liệu được dự báo sẽ đạt 180 nghìn, thấp hơn 236 nghìn trong tháng trước.

Non-farm hay bảng lương phi nông nghiệp là báo cáo của Chính phủ về thay đổi số người có việc làm mới trong tháng trước (không bao gồm nhóm ngành nông nghiệp).

Các dữ liệu gần đây cho thấy thị trường lao động đang nguội dần đi, làn sóng sa thải lan rộng hơn, số người nộp đơn thất nghiệp 1 tháng trở lại đây cũng tăng vọt.

Việc làm của Mỹ sa thải liên tục và nhiều nhưng Bảng lương ADP được công bố tối hôm thứ Tư lại tăng trưởng quá tốt, vượt xa kỳ vọng của các nhà kinh tế. Nhà đầu tư thường dùng dữ liệu này để dự đoán bản tin chính thức do Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 dữ liệu này lúc nào cũng đồng pha với nhau, mọi người nên cẩn trọng.

Tất cả các số liệu cho thấy kinh tế mỹ đã cực kỳ nỗ lực duy trì ở mức ổn định trong suốt quá trình tăng lãi suất của FED, đây được coi là 1 sự thành công trong tình trạng khó khăn đang lan tràn,nhưng càng ngày số liệu càng u ám dần, vì vậy nếu non farm hôm nay là những kết quả không tốt thì đây sẽ là cái cớ hợp lý để FED mềm mỏng hơn với các chính sách tiền tệ sắp tới

2. Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tiếp tục kéo dài đà giảm điểm trong phiên 04/05 khi nỗi lo về rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng địa phương lại dâng cao. Nhà đầu tư cũng đánh giá tác động từ đợt nâng lãi suất 25 điểm cơ bản của Fed và các nhận định của Chủ tịch Powell trong cuộc họp báo.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones 0.86% xuống 33,127.74 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.72% còn 4,061.22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.49% xuống 11,966.4 điểm. Các chỉ số đều ghi nhận phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp.

Cổ phiếu PacWest rớt hơn 50% sau thông tin ngân hàng này cân nhắc các phương án chiến lược, bao gồm cả "bán mình", theo nguồn tin từ CNBC.

Cổ phiếu các ngân hàng lớn cũng đồng loạt giảm điểm. Điển hình như Bank Of America (BAC) giảm 3.12% xuống còn 26.99$/cp, JPMorgan (JPM) giảm 1.37% xuống 134.12$cp và Goldman Sachs (GS) mất 2.25% còn 321.26$/cp

3. Ngoại hối

Chỉ số đồng dollar - DXY có phiên hồi phục nhẹ sau khi fed quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và đưa ra gợi ý sẽ ngừng tăng lãi suất.

Khép phiên giao dịch, chỉ số DXY tăng 0.24% lên 101.45 điểm

Tại Châu Âu, ECB cũng đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản như kỳ vọng của thị trường, đồng thời cũng đưa ra giọng điệu ôn hòa hơn. Đồng EURO đã giảm 0.45% so với đồng USD

Còn tại Canada, Thống đốc NHTW nước này lại phát đi thông điệp mang tính "diều hâu" đôi chút khi cho biết BoC sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát không chậm lại sau 1 thời gian ôn hòa. Tỷ giá USDCAD đã giảm 0.56% khi đồng dollar Canada mạnh lên so với đồng USD

4. Thị trường Vàng - Dầu

FED được kỳ vọng ngừng tăng lãi suất, khủng hoảng ngành ngân hàng quay trở lại, căng thẳng về xung đột tại UKraine leo thang - tất cả các yếu tố này đã thúc đẩy dòng tiền đổ vào các tài sản trú ẩn an toàn, và vàng là tài ẩn được yêu thích nhất.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5, hợp đồng vàng giao ngay tăng 0.3% lên 2,045.79 USD/oz, sau khi chạm mức cao nhất là 2,080 USD/oz vào đầu phiên Á. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.9% lên 2,055.70 USD/oz.

“Nền kinh tế thực sự sẽ có rất nhiều khó khăn do những gì chúng ta đang thấy với ngành tài chính và điều đó sẽ khiến nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao. Vàng sẽ tỏa sáng với bối cảnh vĩ mô này và có thể còn tăng lên trên mức 2.100 đô la nếu tâm trạng e ngại rủi ro ở Phố Wall vẫn duy trì trong vài phiên tới.” - Một chuyên gia nhận định

Giá dầu gần như không thay đổi vào ngày thứ Năm (04/5), sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giảm tốc độ nâng lãi suất.

Tuy nhiên, dầu vẫn sụt hơn 9% từ đầu tuần đến nay do những lo ngại về nhu cầu tại các quốc gia tiêu thụ lớn

Khép phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent tăng 0.24% lên 72.5 USD/thùng. Trong khi đó, Hợp đồng dầu WTI giảm 0.06% còn 68.56 USD/thùng. Vào đầu phiên, hợp đồng dầu WTI đã rơi xuống mức đáy trong phiên là 63.64 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021.

Giá dầu lao dốc trong tuần này sau những lo ngại về tình hình nền kinh tế Mỹ và các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng sản xuất yếu tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Trung Quốc, giá dầu càng trượt dài sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất vào ngày thứ Tư (03/5). Động thái nâng lãi suất của Fed đã giới hạn triển vọng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn

Tuy nhiên, tín hiệu của Fed rằng có thể tạm dừng nâng lãi suất thêm nữa để các quan chức có thời gian đánh giá hậu quả từ các vụ sụp đổ ngân hàng gần đây và để làm rõ bất đồng về việc nâng trần nợ của Mỹ đã giúp hỗ trợ thị trường.

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel