Bình luận

Tổng hơp tin tức cho ngày 14/02, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Liệu có tin tức nào ảnh hưởng đến thị trường mà các nhà đầu tư cần biết ?

1. Dữ liệu kinh tế

Bắc Mỹ

Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 1 được dự báo tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 6,5% trong tháng 12/2022. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (không bao gồm các mặt hàng có giá biến động cao như lương thực thực phẩm và năng lượng) được dự báo tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 5,7% trong tháng 12. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát tại Mỹ đang tiếp tục hạ nhiệt sau các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Việc áp lực giá cả lắng dịu sẽ làm giảm bớt phần nào nỗi lo của nhà đầu tư về việc FED cần phải tăng lãi suất mạnh tay trong thời gian dài.

Châu Âu

Nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trog quý IV/2022 được dự báo ghi nhận mức tăng trưởng GDP 1,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 2,3% trong quý III. Xét theo mức tăng hàng quý, GDP Eurozone trong quý IV đạt mức tăng trưởng 0,1%, sau khi đã tăng 0,3% trong quý trước đó. Tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao và các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế châu Âu, làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Tại Vương quốc Anh, thị trường việc làm được dự báo vẫn ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12 dự kiến tiếp tục được duy trì ở mức 3,7% như trong tháng 11. Bên cạnh đó, số việc làm trong tháng 11 được dự báo tăng thêm 40 nghìn vị trí, cao hơn so với mức 27 nghìn vị trí trong tháng 10.  

Châu Á

Các số liệu vừa công bố cho thấy, GDP của Nhật Bản trong quý IV/2022 chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 2% của giới chuyên gia. Trước đó, trong quý III, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ghi nhận mức sụt giảm GDP 1%. Các số liệu yếu hơn dự kiến cho thấy, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại, nhưng vẫn khá yếu, trong bối cảnh lạm phát cao tiếp tục gây sức ép lên người dân và doanh nghiệp.

Tại Australia, chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 2 theo khảo sát của Westpac ghi nhận mức 78,5 – thấp hơn nhiều so với mức dự báo 85,3 và mức 84,3 trong tháng 1. Việc chỉ số bất ngờ giảm mạnh cho thấy tâm lý người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi lạm phát cao và các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA).

Ở chiều ngược lại, chỉ số niềm tin kinh doanh theo khảo sát của NAB lại ghi nhận sự cải thiện đáng kể, đạt mức 6 trong tháng 1, cao hơn nhiều so với mức dự báo 1 của giới chuyên gia. Trước đó, trong tháng 12/2022, chỉ số này đạt mức -1. Việc tâm lý của giới doanh nghiệp được cải thiện là tín hiệu tích cực cho kinh tế Australia.

2. Chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm vào phiên đầu tuần khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát quan trọng công bố vào 20h30 tối nay theo giờ Việt Nam, lấy lại đà tăng sau khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq trải qua tuần giảm mạnh nhất trong gần 2 tháng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai 13/02, chỉ số CN Dow Jones tăng 1.11% lên 34,245.93 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất trong tháng 02/2023 Chỉ số S&P 500 tăng 1.14% lên 4,137.29 điểm. Và cuối cùng là chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng 1.48% lên 11,891.79 điểm.

Cổ phiếu Microsoft dẫn đầu đà tăng của Dow Jones, vọt 3.12% lên 271.32$/cp. NVIDIA tăng 2.46% lên 217.88$/cp, góp phần thúc đẩy chỉ số này. Cổ phiếu META tăng 3% lên 179.43$/cp.

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 13/02

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Netflix, Inc. (NFLX)

+3,23%

358,57 USD

Microsoft Corporation (MSFT)

+3,12%

271,32 USD

Kohl’s Corporation (KSS)

+3,06%

32,96 USD

Meta Platforms, Inc. (META)

+3,03%

179,43 USD

Ford Motor Company (F)

+2,83%

13,09 USD

3. Thị trường Vàng - Dầu

Giá dầu tăng vào ngày thứ Hai (13/02), phục hồi từ đà giảm trước đó khi nhà đầu tư cân nhắc kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô của Nga, và những lo ngại về nhu cầu trong ngắn hạn trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố.

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu WTI tăng 0.5% lên 80.14 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0.3% lên 86.61 USD/thùng.

Việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế sẽ làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu tăng. Trong khi đó, nguồn cung từ Nga và OPEC được cho là sẽ giảm đi. Đây là cơ sở để giá dầu tiếp tục tăng.

Giá vàng giảm trong phiên đầu tuần khi nhà đầu tư có tâm lí chốt lời trước thềm tin mạnh. Dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố tối nay có thể làm thay đổi hướng đi của fed trong việc điều chỉnh lãi suất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kim loại quý như vàng nên tâm lí chốt lời là điều dễ hiểu.

Kết phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng giao ngay giảm 0.63% xuống 1853.36 USD/ounce. Giá vàng tương lai giảm 0.46% còn 1864.85 USD/ounce.

Nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu giá tiêu dùng CPI của Mỹ vào tối nay. Nếu dữ liệu thấp hơn dự kiến, vàng sẽ được thúc đẩy tăng mạnh. Và ngược lại nếu lạm phát vẫn tăng, Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, vàng sẽ chịu áp lực giảm giá trong thời gian tới.

4. Ngoại hối

Chỉ số (DXY) đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khép phiên đầu tuần ở mức 103,25 điểm, giảm 0.18% khi thị trường đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tối nay

Nếu dữ liệu cao hơn dự kiến, nó có thể khiến thị trường chuyển sang tâm lý hiếu chiến với kỳ vọng của Fed và thúc đẩy đồng đô la.

Trong bài phát biểu ngày hôm qua, Thống đốc Fed cho rằng: Lạm phát chưa được kiểm soát như chúng ta mong đợi, thị trường lao động vẫn rất mạnh, Fed dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Khái niệm hạ cánh mềm cho kinh tế Mỹ khó đạt được những vẫn có thể xảy ra

Tỷ giá 1 số cặp tiền biến động mạnh sau phiên 13/02:

EURUSD: + 0.2% khi DXY giảm
GBPUSD: + 0.65% khi DXY giảm
AUDUSD: + 0.72% khi DXY giảm
USDCHF: - 0.45% khi DXY giảm và dữ liệu lạm phát cao hơn dự đoán
USDJPY: + 0.95%