Sau sự sụp đổ của Sillicon Valley Bank và Signature Bank hồi đầu tuần, hôm qua ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sĩ là Credit Suisse cũng đã đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Điều này đã làm tâm lí hoảng loạn càng được đẩy lên cao trào, thị trường biến động khôn lường. Cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế ngày hôm nay, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !
1. Dữ liệu kinh tế
Bắc Mỹ
Theo ước tính sơ bộ, số giấy phép xây dựng được cấp tại Mỹ trong tháng 2 dự kiến đạt 1,34 triệu, tăng nhẹ 0,1% so với mức 1,339 triệu trong tháng 1. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn tới 27% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường bất động sản Mỹ nhìn chung vẫn trong tình trạng hạ nhiệt, khi các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) làm giảm đáng kể nhu cầu xây dựng nhà ở.
Châu Âu
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % sau cuộc họp chính sách ngày thứ Năm. Nếu đúng như dự kiến, đây sẽ là lần tăng lãi suất thứ 6 của ECB để kiềm chế lạm phát, đưa ba loại lãi suất chủ chốt tăng 3,5 điểm % kể từ tháng 7/2022. Sau quyết định của ECB tại cuộc họp sắp tới, các nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến những dấu hiệu cho thấy các động thái trong tương lai của ngân hàng này. Các chuyên gia nhận định, sẽ diễn ra tranh cãi gay gắt giữa các nhà hoạch định chính sách muốn giảm tốc độ tăng lãi suất để hạn chế những tác động đến nền kinh tế và những người ủng hộ việc tiếp tục tăng lãi suất khi lạm phát vẫn vượt xa mức mục tiêu 2% của ECB.
Châu Á
Các số liệu vừa công bố cho thấy, cán cân thương mại của Nhật Bản trong tháng 2 ghi nhận mức thâm hụt 897,7 tỷ yen, thấp hơn so với mức dự báo 1.069,4 tỷ yen, và giảm đáng kể so với mức thâm hụt 3.498,6 tỷ yen trong tháng đầu năm. Cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản đều ghi nhận mức tăng thấp hơn dự kiến, trong bối cảnh lạm phát ở mức cao ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, xuất khẩu Nhật Bản trong tháng 2 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo 7,1%. Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 2 chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 12,2%.
2. Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi cuộc khủng hoảng ngân hàng lan sang châu Âu Chỉ số Dow Jones quay đầu giảm điểm vào ngày thứ Tư (15/3), khi lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng lan sang châu Âu gây áp lục lên thị trường rộng lớn hơn.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 280.83 điểm (tương đương 0.9%) xuống 31,874.57 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.7% còn 3,891.93 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.05% lên 11,434.05 điểm.
Cả 3 chỉ số khép phiên rút khỏi các mức đáy trong phiên. Dow Jones có thời điểm sụt 725 điểm Các chỉ số chính đã phục hồi phần nào trong phiên buổi chiều sau thông báo từ cơ quan quản lý Thuỵ Sĩ rằng ngân hàng trung ương nước này sẽ cung cấp thanh khoản cho Credit Suisse nếu cần thiết
Cổ phiếu First Republic Bank (FRC) giảm 21.37% xuống còn 31.16$/cp khi điểm tín dụng của ngân hàng này giảm mạnh và bị liệt vào nhóm "tiêu cực". TSLA giảm 1.53% xuống xòn 180.45$/cp,MSFT tăng 1.78% lên 265.44$/cp, META tăng 1.92% lên 197.75$/cp
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 15/03
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Citigroup Inc. (C) |
-5,44% |
44,82 USD |
Morgan Stanley (MS) |
-5,09% |
85,39 USD |
JPMorgan Chase & Co. (JPM) |
-4,72% |
128,26 USD |
The Boeing Company (BA) |
-4,38% |
198,21 USD |
Caterpillar Inc. (CAT) |
-3,73% |
217,26 USD |
3. Thị trường Vàng - Dầu
Giá dầu giảm mạnh khi nhà đầu tư lo ngại một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu WTI giảm hơn 5% xuống 67.61 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021. Hợp đồng dầu Brent mất 4% còn 74.36 USD/thùng.
Ed Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Thị trường dầu sẽ rơi vào tình trạng thặng dư trong nửa đầu năm nay, nhưng điều đó sẽ thay đổi miễn là chúng ta không thấy một sai lầm chính sách lớn nào của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gây ra suy thoái nghiêm trọng."
Giá vàng có phiên điều chỉnh giảm nhẹ khi dữ liệu CPI của Mỹ vẫn ở mức cao và tâm lí hoảng sợ của NĐT sau vụ sụp đổ của 2 ngân hàng lớn tại Mỹ đã dịu bớt, phần nào làm lực mua vào của vàng bị giảm đi
Kết phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay tăng 0.76% lên 1918.35 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai tăng 1% lên 1926 USD/oz.
Cả 2 hợp đồng đều biến động trong biên độ rộng, bị ảnh hưởng bởi những thông tin liên quan đến ngân hàng Credit Suisse
Nguy cơ vỡ nợ của Credit Suisse và sự sụp đổ của SVB mang đến làn sóng cú sốc cho thị trường. Những cú sốc này đã gây ra áp lực rất lớn lên cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng. Làm cho kỳ vọng các NHTW sẽ hạ nhiệt trong việc tăng lãi suất. Điều này cũng cung cấp rất nhiều hỗ trợ cho kim loại quý.
4. Ngoại hối
Chỉ số đồng đô la (DXY) tăng gần 1% lên 104.75 điểm bất chấp việc CPI và PPI đều đã cho kết quả tốt, xác suất Fed giữ nguyên lãi suất hoặc chỉ tăng thêm 0.25% là khá cao.
Tuy nhiên, tâm lí hoảng sợ liên quan đến nhóm ngành ngân hàng đã làm lu mờ đi sự quan tâm của các NĐT đến lạm phát Tâm lí hoảng sợ và lo ngại về cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng trở nên trầm trọng hơn khi cổ phiểu của ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sĩ Credit Suisse và ngân hàng này đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Cộng thêm sự sụp đổ của 2 ngân hàng lớn tại Mỹ hồi đầu tuần đã gây ra áp lực rất lớn lên cổ phiếu ngân hàng châu Âu. Thị trường cũng tin rằng kỳ vọng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đã giảm mạnh, đặc biệt là ở Châu Âu và Hoa Kỳ
Thị trường thời điểm này diễn biến rất phức tạp và khó lường, mọi người nên chú ý quản trị vốn để hạn chế rủi ro
Tỷ giá 1 số cặp tiền sau phiên 15/03:
EURUSD: - 1.46%
GBPUSD: - 0.81%
AUDUSD: - 0.93%
USDJPY: - 0.62%
USDCAD: + 0.6%
USDCHF: + 2.03%
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel