Bình luận

Tổng hợp tin tức cho ngày 18/01 hãy cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé ! 

1. Dữ liệu Kinh tế
Bắc Mỹ

Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 12 được dự báo ghi nhận mức giảm theo tháng là 0,1% - lần giảm đầu tiên trong vòng 3 tháng qua. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số này ghi nhận mức tăng 5,7% - thấp hơn so với mức 6,2% của tháng 11, đánh dấu tháng giảm tốc thứ 9 liên tiếp. Việc lạm phát giá sản xuất hạ nhiệt, được dự báo sẽ tác động đến lạm phát tiêu dùng trong những tháng tới, qua đó ổn định giá cả tại Mỹ. Điều này sẽ làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới, giúp nền kinh tế Mỹ hạn chế rủi ro rơi vào suy thoái.

Doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 12 được dự báo ghi nhận mức giảm theo tháng là 0,8%, sau khi đã giảm 0,6% trong tháng 11. Mặc dù khởi đầu mùa mua sắm cuối năm khá tích cực, doanh số bán lẻ nhìn chung đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ mức lạm phát cao, lãi suất tăng và nguồn tiền tiết kiệm của người tiêu dùng dần sụt giảm. Việc tiêu dùng suy yếu là dấu hiệu đáng lo ngại đối với triển vọng của nền kinh tế Mỹ.

Châu Âu

Tỷ lệ lạm phát tại Anh trong tháng 12 được dự báo tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 10,7% trong tháng 11. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (không bao gồm giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu) được dự báo tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 6,3% của tháng 11. Điều này cho thấy lạm phát tại Anh đã dần hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh hồi tháng 10, nhờ các nỗ lực kiềm chế của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Tuy nhiên, việc tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao sẽ buộc BOE phải tiếp tục duy trì các chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới để kiểm soát giá cả, qua đó làm gia tăng khả năng kinh tế Anh lún sâu vào suy thoái.

Tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tỷ lệ lạm phát cốt lõi tháng 12 được dự báo tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức 5% trong tháng 11. Điều này cho thấy tình hình lạm phát tại Eurozone vẫn diễn biến phức tạp, và có thể buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tiếp tục duy trì các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Châu Á

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được dự báo sẽ duy trì lãi suất ở mức -0,1% để hỗ trợ nền kinh tế bất chấp áp lực lạm phát đang ngày càng gia tăng. Trước đó, BOJ đã phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ sau động thái bất ngờ hồi tháng 12/2022 khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng đột biến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, BOJ dự kiến sẽ không đưa ra thay đổi chính sách nào trong lần họp này sau khi mở rộng phạm vi giao dịch cho lợi suất 10 năm lên -0,5% và 0,5% vào tháng 12/2022 từ phạm vi -0,25% và 0,25% trước đó.

2. Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Ba (17/01), khi nhà đầu tư cân nhắc kết quả lợi nhuận mới nhất từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones giảm 391.76 điểm (tương đương 1.14%) xuống 33,910.85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0.2% còn 3,990.97 điểm, còn chỉ số Nasdaq giảm 0.14% xuống 11,095.11 điểm

Các cổ phiếu hàng đầu có những thay đổi trái chiều:

Các cổ phiếu ngành công nghệ tiếp tục đà tăng: Tesla tăng 7.43% lên 131.49$/cp, NVIDIA tăng 4.75% lên 177.02$/cp.Bên cạnh đó, AMZN giảm 2.11% xuống 96.05$/cp, Meta giảm 1.18% xuống 135.36$/cp

3. Thị trường Vàng - Dầu

Giá vàng tiếp tục giảm vào ngày thứ Ba khi DXY đang có nhịp phục hồi và quỹ vàng SPDR bán ra 2.9 tấn vàng vào hôm qua

 

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.38% xuống 1908.58 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai giảm 0.61% xuống 1909.9 USD/oz.

Các chuyên gia nhận định, đây chỉ là nhịp điều chỉnh để tiếp diễn đà tăng khi các NHTW vẫn đang có xu hướng tích trữ vàng

 

Giá dầu khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/01), sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế hàng năm yếu nhưng vượt kỳ vọng, và với hy vọng rằng sự thay đổi gần đây trong chính sách COVID-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu của quốc gia này.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent tăng  1.46 USD (tương đương 1.7%) lên 85.92 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 0.32USD (tương đương 0.4%) lên 80.18 USD/thùng

Báo cáo định kỳ từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tối nay sẽ làm sáng tỏ hơn về sức mạnh của nhu cầu dầu khi lo ngại suy thoái dần hiện lên.

 

4. Ngoại hối

 

Chỉ số đồng đô la ( DXY) tiếp tục có nhịp hồi phục nhẹ vào ngày thứ Ba.

Kết phiên, DXY tăng 0.24% lên 102.56 điểm

Tỷ giá của đồng đô la với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ cũng có nhịp điều chỉnh nhẹ trước khi tiếp tục xu hướng: 

EURUSD: - 0.31% khi DXY tăng

GBPUSD: - 0.77% khi DXY tăng và dữ liệu việc làm tốt hơn dự báo 

USDJPY:  -0.32% khi NĐT trông đợi BOJ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ vào cuộc họp ngày hôm nay.