Bình luận

Tổng hợp tin tức cho ngày 20/04, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong ngày hôm nay, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !


1. Dữ liệu kinh tế

Bắc Mỹ

Doanh số bán nhà sẵn có tại Mỹ trong tháng 3 được dự báo đạt 4,5 triệu đơn vị, giảm 4,2% so với mức 4,58 triệu đơn vị trong tháng 2. Việc doanh số bán nhà sẵn có quay đầu giảm trở lại sau khi bất ngờ tăng mạnh trong tháng 2, cho thấy thị trường nhà đất Mỹ hiện vẫn chịu áp lực lớn từ tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất tăng, kiềm chế nhu cầu mua nhà của người dân.

Châu Âu

Giới đầu tư sẽ dành sự chú ý tới biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), để có thêm thông tin về quan điểm của giới hoạch định chính sách. Hồi giữa tháng 3, ECB đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % bất chấp những lo ngại về cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng. Giờ đây, khi lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ở mức cao và khủng hoảng ngành ngân hàng dần lắng dịu, giới chức ECB được dự báo sẽ tiếp tục duy trì quan điểm diều hâu, đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa trong thời gian tới.

Châu Á

Các số liệu vừa công bố cho thấy, cán cân thương mại tại Nhật Bản trong tháng 3 đã ghi nhận mức thâm hụt 754,5 tỷ yên, thấp hơn so với mức 898,1 tỷ yen trong tháng 2, và mức dự báo của giới chuyên gia là 1.294,8 tỷ yen. Kim ngạch xuất khẩu tăng vượt dự kiến, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng chậm lại đáng kể đã góp phần giúp thu hẹp cán cân thương mại của nền kinh tế Nhật Bản.

Tại New Zealand, tỷ lệ lạm phát trong quý I/2023 đã bất ngờ hạ nhiệt, chỉ tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 7,2% trong quý IV/2022, và mức dự báo 7,1% của giới phân tích. Kết quả này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên giới chức Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ). Hồi đầu tháng này, RBNZ đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % lên mức cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 để kiềm chế đà leo thang giá cả. Việc lạm phát tăng chậm lại sẽ cho phép RBNZ tiến hành những bước đi thận trọng hơn trong thời gian tới để tránh tác động tiêu cực lên nền kinh tế.

2. Chứng khoán Mỹ

Phố wall tiếp tục đi ngang khi nhà đầu tư tiếp nhận một loạt báo cáo kết quả kinh doanh và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với nền kinh tế.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 giảm 0.01% xuống 4,154.52 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.03% lên 12,157.23 điểm. Chỉ số Dow Jones giảm 79.62 điểm (tương đương 0.23%) còn 33,897.01 điểm.

Cổ phiếu Netflix (NFLX) rớt 3.2% còn 323$/cp khi gã khổng lồ ngành phát trực tuyến đã khiến nhà đầu tư thất vọng khi đẩy lùi kế hoạch kiểm soát việc chia sẻ mật khẩu và không đạt được doanh thu như kỳ vọng.

Báo cáo lợi nhuận từ các tổ chức ngân hàng lớn khép lại với Morgan Stanley, cổ phiếu này đã tăng 0.7% lên 90.45$/cp

Các cổ phiếu có vốn hóa lớn cũng biến động trái chiều, với NDVA và AMZN lần lượt tăng 0.95%, 1.96% lên 279.3$/cp và 104.3$/cp. Trong khi TSLA giảm 2% còn 180.6$/cp

Báo cáo của các công ty hầu hết đều tốt hơn dự báo của các chuyên gia. Tuy nhiên, mức dự báo này là khá thấp nên nhà đầu tư vẫn rất thận trọng. Trong khi mối quan tâm đang dồn vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ nâng lãi suất một lần nữa trong vài tuần tới và nỗi lo suy thoái đang bao trùm.

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 19/04

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Abbott Laboratories (ABT)

+7,82%

112,29 USD

Cisco Systems, Inc. (CSCO)

-4,51%

48,04 USD

Ford Motor Company (F)

-4,01%

12,22 USD

HP Inc. (HPQ)

-3,24%

30,21 USD

Netflix, Inc. (NFLX)

-3,17%

323,12 USD

3. Ngoại hối

Theo công cụ FedWatch của CME Group, ngay cả sau vụ phá sản của 2 ngân hàng hồi tháng trước đã gây ra làn sóng chấn động khắp lĩnh vực tài chính, hơn 85% nhà đầu tư dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng tới. Nó đánh dấu sự tương phản hoàn toàn với những lời kêu gọi tạm dừng nâng lãi suất trong tháng 3.

Các quan chức cấp cao của Fed đều ủnng hộ việc tăng lãi suất thêm 1 lần vào tháng 5 và cùng quan điểm rằng lạm phát vẫn ở mức quá cao.

Khi mà áp lực tăng lãi suất vẫn còn, Chỉ số Dollar Mỹ (DXY) sẽ được vẫn được hỗ trợ tăng điểm.

Kết phiên ngày 19/04, DXY tăng 0.24% lên 101.94 điểm

Tại Anh, lạm phát vẫn ở mức 2 con số. Khiến BoE gần như chắc chắn sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tỷ giá GBP/USD tăng 0.12% khi đồng bảng được hỗ trợ

Các cặp tiền khác như EURUSD, AUDUSD đều giảm 0.16% khi DXY tăng

Tỷ giá các cặp USDJPY USDCAD USDCHF tăng lần lượt 0.44%, 0.52% và 0.17%

4. Thị trường kim loại quý

Giá vàng lại giảm xuống dưới mức 2,000 USD/oz vào ngày thứ Tư (19/4) khi lợi suất tại Mỹ cao hơn, với việc nhà đầu tư trở nên hoài nghi về khả năng hạ lãi suất ở Mỹ vào cuối năm nay.

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.45% xuống 1,995.91 USD/oz, thời điểm thấp nhất trong phiên, giá đã chạm 1970 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai giảm 0.55% còn 2,008.50 USD/oz.

Đồng USD mạnh hơn, được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên mức cao nhất trong gần 1 tháng, với việc các thị trường hiện định giá khả năng 85% Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 5.

Tuy nhiên, thị trường cũng kỳ vọng fed sẽ bắt đầu ngừng tăng lãi suất từ tháng 6. Việc này sẽ hỗ trợ vàng trong thời gian tới, nhất là khi quá trình hạ lãi suất bắt đầu diễn ra

Một Dữ liệu khác cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn dự báo trong quý đầu tiên, làm vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua nước ngoài

4. Thị trường năng lượng

Giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần vì những lo ngại rằng khả năng nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm giảm nhu cầu năng lượng ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Đồng USD mạnh hơn có thể làm tổn hại nhu cầu dầu toàn cầu bằng cách làm giá dầu trở nên đắt đỏ hơn ở các quốc gia khác. Nhà đầu tư cũng nản lòng bởi lạm phát vẫn cao ở châu Âu và dữ liệu kinh tế không đồng đều ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. 

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent giảm 2.0% xuống 83.12 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.1% còn 79.16 USD/thùng.

Đây là mức đóng cửa thấp nhất của cả 2 hợp đồng dầu kể từ cuối tháng 3, xoá bớt gần hết mức tăng kể từ thông báo cắt giảm sản lượng bất ngờ vào ngày 02/4 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các đồng minh trong nhóm OPEC+.

Góp phần gây thêm áp lực cho giá dầu, các nhà máy lọc dầu châu Á vẫn tiếp tục mua dầu thô của Nga trong tháng 4/2023. Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với giá cao hơn mức giá trần của phương Tây là 60 USD/thùng, Reuters đưa tin.

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel