Bình luận

Tổng hợp tin tức cho ngày 21/03, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong ngày hôm nay, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !

1. Dữ liệu kinh tế

Bắc Mỹ

Tỷ lệ lạm phát tại Canada trong tháng 2 được dự báo tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 5,9% trong tháng 1. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (đã loại trừ các mặt hàng có giá biến động mạnh như lương thực thực phẩm và năng lượng) được dự báo tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 5% trong tháng 1. Điều này là dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát tại Canada đã dần chững lại sau các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Canada (BOC). Hồi đầu tháng này, BOC đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,5% sau 8 đợt tăng liên tiếp, và cho biết, nền kinh tế đã đủ khả năng kiềm chế đà leo thang giá cả.

Châu Âu

Theo khảo sát của Viện kinh tế ZEW, chỉ số tâm lý kinh tế tại Đức được dự báo giảm đáng kể từ mức 28,1 trong tháng 2 xuống còn 17,1 trong tháng 3. Mặc dù giá năng lượng đã hạ nhiệt đáng kể, nền kinh tế Đức vẫn chịu nhiều sức ép từ tỷ lệ lạm phát ở mức cao, các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và mới đây nhất là những tác động từ cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong ngành ngân hàng.

Châu Á

Giới đầu tư cũng sẽ dành sự chú ý tới biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA). Hôm 7/3, RBA đã tiến hành tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp, ở mức 0,25 điểm %, qua đó đẩy lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 11 năm qua là 3,6%, nhằm kiềm chế đà tăng lạm phát. Thống đốc RBA Philip Lowe cho rằng “lạm phát toàn cầu vẫn đang ở mức cao” và đợt tăng lãi suất lần này nhằm tiếp tục ổn định giá năng lượng, giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng và thắt chặt chính sách tiền tệ. RBA dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để đảm bảo đưa lạm phát về mức mục tiêu 2 – 3%.

2. Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại khi nhà đầu tư ngày càng hy vọng rằng cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng có thể giảm bớt. Chứng khoán tăng điểm sau khi UBS bắt buộc phải tiếp quản Credit Suisse theo sự thúc giục của Chính phủ Thuỵ Sỹ.

Kết phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 382.60 điểm (tương đương 1.20%) lên 32,244.58 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.89% lên 3,951.57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.39% lên 11,675.54 điểm. Cổ phiếu các ngân hàng khu vực khởi sắc vào ngày thứ Hai, phục hồi từ đà lao dốc hồi tuần trước.

Phố Wall dự báo có thể cần nhiều hành động hơn để khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng sau khi các cơ quan quản lý Mỹ can thiệp vào các khoản tiền gửi không được bảo hiểm của SVB và cung cấp nguồn tài trợ mới cho các ngân hàng gặp khó khăn..

Cổ phiếu Fisrt Republic Bank đóng cửa giảm 47.11% xuống còn 12.18 $/cp - mức thấp nhất mọi thời đại. Cổ phiếu này đã bị đình chỉ giao dịch 2 lần trong phiên và có nguy cơ trở thằng ngân hàng tiếp theo bị phá sản

Các cổ phiếu hàng đầu biến động trái chiều: AMZN giảm 1.25% xuống còn 97.7$/cp, MSFT giảm 2.58% xuống 272.23$/cp, TSLA tăng 1.73% lên 183.25$/cp

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 17/03

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Moderna, Inc. (MRNA)

+3,00%

154,52 USD

Berkshire Hathaway Inc. (BRK.B)

+2,58%

301,08 USD

Microsoft Corporation (MSFT)

-2,58%

272,23 USD

Caterpillar Inc. (CAT)

+2,47%

220,31 USD

Target Corporation (TGT)

+2,43%

163,24 USD

3. Thị trường Vàng - Dầu

Giá dầu phục hồi và tăng hơn 1% sau khi trượt xuống đáy 15 tháng trong bối cảnh bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tăng 1% lên 73.70 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức 71.64 USD/thùng trước đó. Hợp đồng dầu WTI tăng 1.1% lên 67.47 USD/thùng.

Giá dầu chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng phương Tây. Sự bất ổn của ngành ngân hàng đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính khác như cuộc khủng hoảng năm 2008.

Áp lực trong tuần này diễn ra sau vụ phá sản của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, cùng khó khăn tại Credit Suisse và First Republic Bank.

G vàng biến động mạnh trong phiên đầu tuần. Trong phiên có thời điểm đã vượt qua ngưỡng 2000 USD/oz sau tròn 1 năm

Tuy nhiên, kết phiên giá vàng giao ngay ghi nhận giảm 0.5% so với đầu phiên xuống còn 1978.84 USD/oz. Vàng tương lai gần như không thay đổi, đóng phiên ở mức 1982 USD/oz Goldman Sachs dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ không tăng lãi suất trong tuần này do áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Nếu đúng như dự đoán của Goldman Sachs thì có thể cho thấy rằng những áp lực từ lĩnh vực ngân hàng đã đủ mạnh để tác động kênh chính sách tiền tệ của fed. Giá vàng có thể sẽ được hỗ trợ tăng tiếp

4. Ngoại hối

Chỉ số đồng đô la (DXY) giảm 0.54% xuống còn 103.86 điểm trong bối cảnh đặt cược rằng Fed sẽ giảm bớt lập trường diều hâu để ngăn chặn áp lực tăng lãi suất lên nền kinh tế.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng fed sẽ tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào rạng sáng thứ 5 tới. Một số khác cho rằng Cụ dự trữ liên bang sẽ không tăng lãi suất khi áp lức từ ngành ngân hàng ngày càng lớn

Quá trình tăng lãi suất chậm lại sẽ làm sức mạnh của đồng đô la giảm đi. Tạo cơ hội cho những người nắm giữ các đồng tiền khác

Tuy nhiên, trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng kinh tế đang leo thang thì xu hướng NĐT sẽ tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, điển hình như vàng

Tỷ giá 1 số cặp tiền sau phiên 20/03:

EURUSD: + 0.29%

GBPUSD: + 0.61%

USDJPY: - 0.38%

USDCAD: - 0.39%

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel