Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Cục dự trữ liên bang Mỹ (fed) đã công bố quyết định lãi suất sau cuộc họp FOMC. Cùng xem thị trường biến động như nào sau quyết định của fed và phát biểu của những quan chức hàng đầu nhé !
1. Dữ liệu kinh tế
Bắc Mỹ
Số lượng người nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần qua được dựa báo sẽ tăng lên 198 nghìn đơn, cao hơn mức 192 nghìn của tuần trước đó.
Châu Âu
Sau fed, NHTW Thụy Sỹ và NHTW Anh sẽ công bố quyết định lãi suất vào hôm nay:
Các chuyên gia dự đoán SNB sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản.
Trước khi các vết rạn nứt ở hệ thống ngân hàng xuất hiện thì SNB còn có ý định tăng tới 75 điểm cơ bản. Tuy nhiên, những lùm xùm liên quan đến Credit Suisse có thể sẽ khiến các quan chức SNB nhẹ tay hơn.
Lạm phát của Thụy Sĩ bất ngờ tăng vọt lên 3,4% trong tháng trước và BoA lưu ý rằng tỷ lệ lạm phát cơ bản vẫn đang tăng ở cả Thụy Sĩ và phía bắc trong khu vực Eurozone
Điều này khiến SNB không thể chậm nhịp tăng lãi suất nhằm ứng phó với mức lạm phát tăng cao. Nên con số 50 điểm là hoàn toàn hợp lý.
Còn về BoE....
Thông qua bài phát biểu gần đây của BOE chúng ta thấy được sự tranh cãi gay gắt xoay quanh vấn đề ngừng tăng lãi suất
Nhưng có vẻ như việc chỉ số CPI ngày hôm qua tăng từ 10.1% lên 10.4% đã khiến cho cuộc tranh cãi ngã ngũ, tình hình có thể lạm phát nóng trở lại khiến cho việc ngừng tăng lãi suất là khó có thể xảy ra, thậm chí còn mở ra 1 viễn cảnh tăng tới 50 điểm thay vì 25 như dự đoán
Kèm với 1 số yếu tố như đơn trợ cấp thất nghiệp ít hơn, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.7%, mức thu nhập ở mức 6.5% và quan trọng là GDP tốt hơn dự kiến ở mức 0.3%
Bức tranh tổng thế cho thấy nền kinh tế vẫn ở mức ổn nên BOE nhiều khả năng sẽ bất chấp những vấn đề trong các ngân hàng đang gặp phải để tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản
Châu Á
Không có sự kiện đáng chú ý
2. Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất, đồng thời thừa nhận tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng có thể làm trì trệ nền kinh tế vốn đã mong manh. Cổ phiếu các ngân hàng khu vực dẫn đầu đà lao dốc.
Góp phần làm thị trường suy giảm và khiến cổ phiếu các ngân hàng khu vực đỏ lửa là những nhận định từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ J.Yellen, bà đã nói với tiểu ban phân bổ ngân sách của Thượng viện Mỹ rằng nước này hiện không thực hiện “bảo hiểm bao trùm” cho tiền gửi ngân hàng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones rớt 530.49 điểm (tương đương 1.63%) xuống 32,030.11 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1.65% còn 3,936.97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1.6% xuống 11,669.96 điểm.
Có thời điểm, Dow Jones tăng tới 201.29 điểm trước khi quay đầu lao dốc. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 0.9% và 1.3% tại mức đỉnh trong phiên.
Ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu công nghệ cũng giảm điểm khi fed tăng lãi suất: TSLA giảm 3.25% xuống còn 191.15$/cp, META giảm 1.16% xuống 199.8$/cp, APPL mất 0.91% còn 157.83 $/cp
2. Thị trường Vàng - Dầu
Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong tuần vào ngày thứ Tư (22/3) khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần. Điều này diễn ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đồng thời gợi ý rằng cơ quan này sắp tạm dừng các đợt nâng lãi suất trong tương lai.
Khép phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent tăng 1.8% lên 76.69 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 1.8% lên 70.90 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng đều ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 14/3
Việc Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản hôm nay không gây ngạc nhiên nhưng những phát biểu đi kèm đã thúc đẩy khẩu vị rủi ro gia tăng và dễ dàng lan vào không gian dầu mỏ
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2, qua đó hỗ trợ nhu cầu dầu vì làm dầu thô trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.
Giá vàng tăng khi nhà đầu tư đón nhận quyết định nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản của Fed, cũng như các dự báo của Fed về việc chỉ nâng lãi suất thêm 1 đợt nữa trong năm nay.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay tăng 1.54% lên 1970.46 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai tăng 1.35% lên 1972.56 USD/oz
Lần này, Fed nói chung có xu hướng "ôn hòa" và hầu hết các nhận xét của Powell cũng đang thảo luận về cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Ngoài ra, Fed cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm lại rất nhiều. Giá vàng sẽ tìm thấy một số hỗ trợ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn sẽ không ngay lập tức mua một lượng lớn vàng, và giá vàng nói chung sẽ tăng nhẹ theo triển vọng thị trường.
4. Ngoại hối
Chỉ số đồng đô la (DXY) đóng phiên giảm 0.65% xuống còn 102.53 điểm. Thời điểm thấp nhất trong phiên, DXY đã chạm ngưỡng 102 điểm - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2.
DXY giảm khi fed quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và dự báo sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay
Trong buổi họp báo FOMC, chủ tịch Powell đã chủ yếu thảo luận về cuộc khủng hoảng ngân hàng, có thể là Fed đang quan tâm đến vấn đề này hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ sau này. Tốc độ thắt chặt tiền tệ có thể sẽ chậm lại, đồng đô la có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Đồng đô là giảm là cơ hội cho những người nắm giữ đồng tiền khác khi các chi phí cơ hội trở nên thấp hơn. Tỷ giá 1 số cặp tiền sau phiên 22/03:
EURUSD: + 0.83%
GBPUSD: + 0.37%
USDJPY: - 0.83%
USDCHF: -0.53%
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel