Bình luận

Tổng hơp tin tức cho ngày 24/02, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong ngày hôm nay, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !

1. Dữ liệu kinh tế

Bắc Mỹ

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tại Mỹ được dự báo đạt mức tăng theo tháng là 0,3% trong tháng 1, nhanh hơn mức tăng 0,1% trong tháng 12/2022. Chỉ số PCE cốt lõi (không bao gồm các mặt hàng có giá biến động cao như lương thực thực phẩm và năng lượng) được dự báo đạt mức tăng theo tháng là 0,4%, nhanh hơn mức 0,3% trong tháng 12. Điều này cho thấy áp lực lạm phát tại Mỹ đã có dấu hiệu nóng trở lại. Chỉ số giá PCE được coi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và việc chỉ số PCE tăng nhanh hơn sẽ củng cố khả năng FED tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Chỉ số chi tiêu cá nhân tại Mỹ trong tháng 1 được dự báo đạt mức tăng theo tháng là 1,3%, cải thiện đáng kể so với mức giảm 0,2% trong tháng 12. Chỉ số thu nhập cá nhân cũng ghi nhận tín hiệu tích cực với mức tăng dự kiến 1% trong tháng 1, cao hơn mức 0,2% trong tháng 12. Việc thu nhập tăng trưởng tốt là cơ sở để người dân Mỹ chi tiêu nhiều hơn, bất chấp việc lãi suất tăng và lạm phát vẫn ở mức cao.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng 2 theo khảo sát của Đại học Michigan dự kiến đạt mức 66,4 – ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với mức 64,9 trong tháng 1. Việc người tiêu dùng có tâm lý lạc quan hơn sẽ là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ - nơi phần lớn GDP đến từ chi tiêu tiêu dùng.

Châu Âu

Kinh tế Đức trong quý IV/2022 được dự báo ghi nhận mức tăng trưởng GDP 1,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 1,4% trong quý III. Lãi suất tăng, lạm phát ở mức cao và những khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong quý này. Tuy nhiên, việc thời tiết mùa đông ấm bất thường, làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đã giúp kinh tế Đức hạn chế được khó khăn và vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.

Theo khảo sát của GfK, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đức trong tháng 3 được dự báo đạt mức -30,4, cải thiện đáng kể so với mức -33,9 trong tháng 2, nhưng vẫn nằm trong phạm vi tiêu cực. Tâm lý người tiêu dùng Đức hiện vẫn đang chịu tác động từ lạm phát và cả những lo ngại về suy thoái kinh tế, cũng như căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.

Châu Á

Các số liệu vừa công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản trong tháng 1 đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 4% trong tháng 12/2022. Điều này cho thấy, áp lực giá cả vẫn gia tăng, chủ yếu là do chi phí năng lượng và lương thực thực phẩm. Việc lạm phát tiếp tục tăng nhanh, vượt xa mức mục tiêu 2% sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong việc cân bằng giữa kiềm chế đà tăng giá cả và hỗ trợ nền kinh tế.

2. Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên ngày thứ Năm (23/02). Mặc dù vậy, nhà đầu tư vẫn lo ngại về lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Kết phiên, chỉ số S&P 500 tăng 0.53% lên 4,012.32 điểm, chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp. Chỉ số Dow Jones tăng 108.82 điểm (tương đương 0.33%) lên 33,153.91 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.72% lên 11,590.40 điểm.

Các chỉ số chính nhìn chung vẫn đang ghi nhận mức giảm từ đầu đến nay, với S&P 500 trên đà đánh dấu tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 16/12/2022.

Cổ phiếu NVDA tăng vọt 14% lên 236.64$/cp khi báo cáo doanh thu vượt xa kỳ vọng. Các cp khác biến động nhẹ khi tâm lí NĐT vẫn đang khá thận trọng: TLSA tăng 0.6% lên 202.1$/cp, MSFT tăng 1.3% lên 254.8$/cp$/cp, APPL tăng 0.33% lên 149.4$/cp

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 23/02

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

NVIDIA Corporation (NVDA)

+14,02%

236,64 USD

Moderna, Inc. (MRNA)

-6,70%

147,57 USD

Advanced Microd Devices, Inc. (AMD)

+4,10%

79,75 USD

Netflix, Inc. (NFLX)

-3,35%

323,65 USD

QUALCOMM Incorporated (QCOM)

+1,82%

126,20 US

3. Thị trường Vàng - Dầu

Giá dầu ngày hôm qua tăng trở lại do kỳ vọng Nga sẽ cắt giảm mạnh sản lượng vào tháng tới. Tuy nhiên, đồng USD mạnh hơn và dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo đã làm tăng thêm mối lo ngại về nhu cầu.

Kết phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent tăng 2% lên 82.21 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 2% lên 75.39 USD/thùng, ngắt mạch 6 phiên giảm liên tiếp.

Giá dầu được hỗ trợ trước đó từ kế hoạch cắt giảm xuất khẩu dầu từ các cảng phía Tây của Nga tới 25% trong tháng 3/2023, cao hơn so với mức cắt giảm sản lượng đã công bố là 500,000 thùng/ngày.

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng vào ngày thứ Năm (23/02), sau khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm đã ủng hộ lập trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng lãi suất sẽ phải cao hơn để kiểm soát lạm phát.

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.1% xuống 1,822.5 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/12/2022 trong phiên. Hợp đồng vàng tương lai giảm 0.8% còn 1,826.8 USD/thùng.

Việc các quỹ vàng xả hàng hôm qua cũng gây áp lực làm giá vàng giảm mạnh trong ngắn hạn

4. Ngoại hối

Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp, sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày 22/02 cho thấy phần lớn các quan chức Fed đồng ý rằng rủi ro lạm phát cao đảm bảo cần nâng lãi suất hơn nữa trong tương lai.

Số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động thắt chặt và áp lực lạm phát vẫn đang đè nặng lên fed

Kết phiên giao dịch, DXY tăng 0.1% lên 104.59 điểm. Thời điểm cao nhất trong phiên, DXY đã chạm ngưỡng 104.8 điểm Tỷ giá 1 số cặp tiền biến động mạnh trong phiên 22/02:

EURUSD: - 0.1%

GBPUSD: - 0.29%

USDJPY: - 0.16%

USDCHF: + 0.29%

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel