Tổng hợp tin tức cho tuần từ 01/05 - 05/05, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong tuần này, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !
1. Dữ liệu kinh tế
Cuộc họp chính sách của các Ngân hàng trung ương
Ngân hàng dự trữ Úc sẽ nhóm họp vào thứ 3, sau đó vào thứ 5 là cuộc họp của Cục dự trữ liên bang (fed) và NHTW Châu Âu.
RBA được cho là vẫn sẽ dữ nguyên lãi suất khi tốc độ lạm phát đã chậm lại. Tuy nhiên, Dữ liệu CPI quý I của Úc vừa công bố đã cho dữ liệu tăng hơn dự báo lần thứ 3 liên tiếp , điều này gây ra báo động về tình trạng lạm phát hiện tại ở quốc gia này. Với số liệu tiêu cực trọng 3 quý gần đây, liệu chính phủ Úc có còn muốn duy trì thái độ ôn hòa trước cơn sóng lạm phát đang âm ỉ này không ?
Trong khi đó, FED và ECB được dự báo sẽ đều tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản.
Với FED thì gần như chắc chắn sẽ nâng lãi suất thêm 0.25% khi các dữ liệu kinh tế trong thời gian gần đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Cộng thêm những lo ngại rủi ro xung quanh nhóm ngành ngân hàng vẫn đang lan rộng, việc fed đưa ra dấu hiệu tạm ngừng tăng lãi suất cũng được kỳ vọng
Còn với ECB, các nhà hoạch định chính sách của họ có thể vẫn tỏ ra cứng rắn do nền kinh tế Châu Âu đang có dấu hiệu phục hồi và lạm phát vẫn là một vấn đề nên con số 0.5% vẫn được nghĩ tới
Bảng lương phi nông nghiệp tại Mỹ
Bản tin Non-farm sẽ được công bố vào tối thứ 6, dữ liệu được dự báo sẽ giảm trong tháng 4 với số người có việc làm mới chỉ đạt 180K. Tỷ lệ thất nghiệp được cho là sẽ tăng 3.6%, trong khi thu nhập trung bình vẫn được giữ nguyên mức tăng 0.3%
Giới đầu tư sẽ xem xét báo cáo này để có thông tin cập nhật mới về sức khỏe của thị trường lao động vốn vẫn mạnh mẽ trong năm qua trước làn sóng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
2. Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm vào phiên cuối tháng
Cụ thể, Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tăng 272 điểm (tương đương 0.8%) lên 34,098.16 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 0.83% lên 4,169.48 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.69% lên 12,226.58 điểm khi nhà đầu tư đánh giá loạt báo cáo lợi nhuận mới nhất của các công ty công nghệ.
Dow Jones tăng 2.5% trong tháng 4, ghi nhận tháng tăng tốt nhất kể từ tháng 1/2023, khi chỉ số này tăng 2,8%. S&P 500 cộng 1.5% trong tháng qua, leo dốc 2 tháng liên tiếp, còn Nasdaq Composite chỉ nhích nhẹ trong tháng này.
Tuần qua, Nasdaq Composite tăng mạnh nhất, tăng 1.3%, trong tuần được xem là tuần báo cáo lợi nhuận bận rộn của các công ty công nghệ lớn. Dow Jones và S&P 500 đều tăng 0.9% trong tuần.
Cho đến nay, chỉ hơn 50% số công ty thuộc S&P 500 công bố kết quả kinh doanh quý 1. Trong số đó, có đến 80% các công ty có lợi nhuận tốt hơn dự báo, theo dữ liệu từ FactSet. Tỷ lệ này gần bằng với mức bình quân trong 3 năm, theo dữ liệu từ The Earnings Scout.
Cổ phiếu Amazon (NASDAQ:AMZN) mất gần 4% trong ngày thứ Sáu. Khi báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên, công ty bán lẻ trực tuyến cho biết hoạt động kinh danh trên nền tảng đám mây của họ suy giảm, mặc dù kết quả doanh thu vượt kỳ vọng của Phố Wall trong quý vừa qua.
Cổ phiếu Snap lao dốc 17% sau khi báo cáo doanh thu không đạt kỳ vọng. Cổ phiếu Pinterest bốc hơi 15.7% sau khi đưa ra kỳ vọng tăng trưởng doanh thu quý 2 gây thất vọng. Cổ phiếu First Solar sụt hơn 9% sau khi kết quả kinh doanh quý 1 không đạt kỳ vọng của Phố Wall.
Không phải mọi cổ phiếu công nghệ đều giảm sau khi công bố kết qủa kinh doanh. Cổ phiếu Intel vọt 4% sau khi công bố doanh thu và lợi nhuận cao hơn dự báo
3. Ngoại hối
Cùng ngày, dữ liệu cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tại Mỹ trong tháng 3 tăng 0.3%, trùng khớp với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Các nhà đầu tư đang đặt cược chắc chắn vào việc tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp diễn ra vào thứ 5 tới
Chỉ số đô la Mỹ (DXY)- thước đo của đồng dollar so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ cũng tăng 0.19% lên 101.67 điểm. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Đồng dollar giảm điểm do các nhà giao dịch lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ và khả năng Cục Dự trữ Liên bang chấm dứt chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, khi tăng trưởng kinh tế của đất nước chững lại.
Tại châu Á, tỷ giá USD/JPY đã tăng 1.73% do đồng yên bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Thống đốc mới của Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng tại cuộc họp chính sách đầu tiên của mình, không làm thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của nó.
Tỷ giá cặp GBPUSD tăng 0.55% trong phiến cuối tháng. Trong khi AUDUSD và USDCAD lần lượt giảm 0.25% và 0.36%
4. Thị trường Vàng - Dầu
Giá vàng phục hồi vào ngày thứ Sáu (28/4) nhờ lợi suất giảm và những lo ngại về tình trạng bất ổn của ngành ngân hàng nước Mỹ, khiến tài sản trú ẩn an toàn tăng tháng thứ 2 liên tiếp ngay cả khi lạm phát ổn định tại Mỹ củng cố kỳ vọng nâng lãi suất của fed
Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay gần như đi ngang ở mức 1,999.1 USD/oz. Hợp đồng này đã tăng 0.43% trong tuần qua, đồng thời tăng 0.65% trong tháng 4, ghi nhận tháng tăng thứ 5 trong 6 tháng qua
Vàng đã đạt mức cao nhất trong 1 năm là 2,048.71 USD/oz vào giữa tháng 4 khi cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra.
Kelvin Wong, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda Asia Pacific Pte Ltd. cho rằng, sự gia tăng rủi ro địa chính trị, đặc biệt là mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với tình trạng lạm phát cao liên tục đang làm tăng giá trị của vàng. Ông nói thêm: “Với tình hình kinh tế hiện nay, vàng được dự đoán sẽ hoạt động tốt trong một môi trường có lạm phát đình trệ. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta đang đối mặt với các thông tin vĩ mô và dữ liệu phát hành trái ngược nhau.” Điều này có thể gây ra sự bất ổn và không chắc chắn trên thị trường vàng, và làm tăng rủi ro đối với các nhà đầu tư.
Giá dầu tăng sau khi các công ty năng lượng công bố kết quả lợi nhuận khả quan, và dữ liệu Mỹ cho thấy sản lượng dầu thô đang giảm trong khi nhu cầu nhiên liệu tăng lên.
Khép phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent tăng 2.8% lên 80.40 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 2.7% lên 76.78 USD/thùng.
Hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều giảm tuần thứ 2 liên tiếp, và ghi nhận 4 tháng lao dốc liên tiếp đối với dầu Brent do dữ liệu kinh tế Mỹ gây thất vọng và sự bất định về các đợt nâng lãi suất tiếp theo gây áp lực lên triển vọng nhu cầu.
Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Thị trường đã giảm trong phần lớn thời gian trong tuần do lo ngại về cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra và sự lan rộng cuộc khủng hoảng ngân hàng với vụ việc của First Republic Bank”.
“Tuy nhiên, hôm nay có thông tin cho thấy có thể có một giải pháp cho vấn đề của First Republic, và có dữ liệu cho thấy nhu cầu dầu tăng và sản lượng giảm”, ông Flynn nói
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel