Bình luận

Dữ liệu lạm phát của Mỹ và biên bản họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ là những yếu tố được các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng để tìm kiếm manh mối về lộ trình lãi suất trong ngắn hạn. Thị trường chứng khoán cũng sẽ đối mặt với thử thách khi các ngân hàng Phố Wall công bố báo cáo tài chính quý đầu năm và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cập nhật dự báo tăng trưởng toàn cầu.


1. Dữ liệu kinh tế

Số liệu CPI của Mỹ

Số liệu lạm phát tháng 3 của Mỹ công bố vào thứ Tư sẽ được theo dõi chặt chẽ để xem liệu mức độ hạ nhiệt của lạm phát đã đủ thuyết phục FED hạn chế thắt chặt chính sách tiền tệ hay chưa?

Các nhà kinh tế kỳ vọng chỉ số CPI cốt lõi (không bao gồm chi phí thực phẩm và nhiên liệu), sẽ đạt mức tăng hàng tháng là 0,4%, và mức tăng hàng năm là 5,6%, cao hơn so với mức 5,5% trong tháng Hai.

Các báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ được công bố hồi tuần trước cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục bị thắt chặt. Điều này đã làm gia tăng khả năng FED sẽ tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp chính sách vào ngày 2-3 tháng 5 khi rủi ro đối với ngành tài chính dần lắng dịu.

Một dữ liệu kinh tế đáng chú ý khác là báo cáo doanh số bán lẻ tháng 3 sẽ được công bố vào thứ Sáu. Các nhà kinh tế dự đoán, doanh số bán lẻ sẽ đối mặt với một đợt suy giảm khác do lạm phát tăng cao làm xói mòn sức chi tiêu của các hộ gia đình. Các báo cáo về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu và lạm phát giá sản xuất sẽ được công bố vào thứ Năm.

Động thái từ các ngân hàng trung ương

Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào thứ Tư và được dự báo sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất, bất chấp những dấu hiệu nóng lên của nền kinh tế.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda sẽ chính thức nhường lại vị trí cho người kế nhiệm Kazuo Ueda vào thứ Hai sau một thập kỷ lãnh đạo và thực hiện chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ chưa từng có.

Việc giảm bớt các chương trình kích thích kinh tế khổng lồ có thể khó khăn hơn so với việc thực hiện. Đây là lý do tại sao các nhà kinh tế thường kỳ vọng ông Ueda sẽ cần có thời gian chuẩn bị trước khi thực hiện những thay đổi lớn. Các nhà đầu tư sẽ lắng nghe những gợi ý về chính sách trong bài phát biểu nhậm chức của ông.

2. Chứng khoán Mỹ

Bản tin Non-farm được công bố hôm thứ 6 cho thấy số người có việc làm mới của Hoa Kỳ đã tăng 236.000 trong tháng 3, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 12 năm 2020. Tuy nhiên, Tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận 3,5% trong tháng 3, thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay. Kết hợp với số lượng vị trí tuyển dụng đã giảm mạnh, ta có thể nhận ra rằng thị trường lao động mỹ vẫn đang vận hành chặt chẽ, giúp FED an tâm hơn khi nâng lãi suất.

Các hợp đồng thay đổi lãi suất của Fed cho thấy gần 70% khả năng tăng lãi suất vào tháng 5 sau khi dữ liệu việc làm được công bố

Theo báo cáo của ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ. Thời gian gần đây khối lượng đầu cơ nhóm ngành hàng hóa, khí đốt, kim loại quý có xu hướng tăng mạnh. Ngược lại, khối lượng giao lĩnh vực chứng khoán và trái phiếu giảm mạnh

Điều này cũng khá dễ hiểu khi một loạt những bê bối liên quan đến nhóm ngành ngân hàng đã làm dấy lên nỗi lo sợ về khủng hoảng. Khiến NĐT tìm đến những kênh đầu tư mà họ cho là an toàn hơn Tuy nhiên, những trấn an từ các nhà chức trách và dữ liệu cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Thúc đẩy kỳ vọng fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, có thể kéo NĐT quay lại với thị trường chứng khoán

Chỉ số đồng đô la Mỹ (DXY) được kỳ vọng sẽ có đợt hồi phục sau chuỗi ngày giảm điểm dài 

3. Thị trường Vàng - Dầu

Lãi suất tăng sẽ củng cố sức mạnh cho đồng đô la. Điều này có thể sẽ gây sức ép lên giá vàng và giá dầu, khi 2 sản phẩm này chịu ảnh hưởng khá lớn bởi đồng đô la Mỹ

Tuy nhiên, thời gian gần đây, vàng đã không phụ thuộc quá nhiều đến đồng đô la nữa. Khi làn sóng hạn chế ảnh hưởng của đô la Mỹ đang nổi lên ở nhiều nơi. Khi mà lãi suất vẫn tăng nhưng lạm phát vẫn không giảm đáng kể.

Cộng thêm việc những khủng hoảng trong nhóm ngành ngân hàng đã đẩy lo ngại về nguy cơ suy thoái lên cao hơn. NĐT đang dần tìm đến những kênh trú ẩn an toàn như vàng, có thể đẩy giá lên cao hơn trong thời gian tới 

Tương tự, giá dầu vẫn đang trong đà tăng giá khi OPEC+ bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng trong cuộc họp hồi đầu tháng và vẫn đang cân nhắc sẽ tiếp tục giảm sản lượng hơn nữa.

Cùng với các báo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã sụt giảm trong 2 tuần gần đây, cho thấy nhu cầu vẫn đang tăng trong khi nguồn cung thì bị cắt giảm

Các chuyên gia của nhà môi giới dầu mỏ PVM cho biết: “Đà tăng giá của thị trường dầu mỏ có thể đã tạm dừng, nhưng tiềm năng tăng giá vẫn còn trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt”.

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel