Sau 1 tuần giao dịch với khá nhiều tin tức kinh tế quan trọng, cùng TP Academy nhìn lại thị trường trong tuần trước và điểm qua tin tức trong tuần này 20 - 25/02, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !
1. Dữ liệu kinh tế
Biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường trong bối cảnh giới đầu tư đang không chắc chắn về việc ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất lên đến mức nào trong cuộc chiến chống lạm phát. Các dữ liệu về mức chi tiêu và thu nhập cá nhân được công bố vào thứ Sáu sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về áp lực giá cả, trong khi báo cáo tài chính từ các hãng bán lẻ sẽ cho thấy, người tiêu dùng đang ứng phó thế nào với tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, thị trường cũng sẽ dành sự chú ý tới dữ liệu sơ bộ Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và phiên điều trần trước Quốc hội của ứng viên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda.
Bắc Mỹ
Vào thứ Tư, FED sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 1 – cuộc họp mà FED đã giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 0,25 điểm % sau một năm mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.
Kể từ đó, các dữ liệu mới công bố cho thấy, tốc độ hạ nhiệt của lạm phát đã chậm lại, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 1 ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng bảy tháng qua.
Các dữ liệu này, cùng với báo cáo việc làm khả quan của tháng 1 đã khiến giới đầu tư phải đánh giá lại kỳ vọng về việc FED sẽ nâng lãi suất cao đến mức nào. Thị trường giờ đây đang nghiêng về khả năng, lãi suất có thể đạt mức đỉnh trên 5,2% vào tháng 7 tới.
Biên bản cuộc họp của FED có thể cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng FED tăng lãi suất mạnh hơn tại cuộc họp vào tháng 3 tới. Những bình luận gần đây từ một số nhà hoạch định chính sách của FED đã cho thấy sự ủng hộ đối với một động thái như vậy.
Mỹ sẽ công bố dữ liệu về chi tiêu và thu nhập cá nhân vào thứ Sáu, trong đó bao gồm thước đo lạm phát ưa thích của FED – chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE cốt lõi).
Bên cạnh đó, lịch trình kinh tế cũng bao gồm thông tin cập nhật về doanh số bán nhà mới và doanh số bán nhà sẵn có của tháng 1, cùng với dữ liệu sửa đổi về GDP quý IV, và số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Giới đầu tư cũng sẽ dành sự chú ý tới bài phát biểu của Chủ tịch FED chi nhánh New York John Williams tại một sự kiện vào thứ Tư.
Châu Âu
Vào thứ Ba, Eurozone sẽ công bố khảo sát sơ bộ chỉ số PMI tháng 2, cho thấy nền kinh tế đang hoạt động như thế nào, sau khi đã tăng trưởng bất ngờ trong quý IV/2022.
Nếu các điều kiện kinh doanh được cải thiện đang góp phần làm tăng áp lực giá cả, điều này có thể thúc đẩy khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất lên cao hơn nữa để ứng phó với lạm phát cao.
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức công bố vào thứ Tư sẽ cho thấy, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng như thế nào. Các chuyên gia kinh tế dự báo, các dấu hiệu phục hồi vẫn sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Eurozone cũng sẽ công bố số liệu lạm phát tháng 1 đã chỉnh sửa lần cuối vào thứ Năm. Đây sẽ là yếu tố nhận được nhiều sự chú ý của thị trường, sau khi ước tính lạm phát lần đầu không bao gồm các dữ liệu công bố muộn của Đức.
Châu Á
Vị trí lãnh đạo BOJ đang được chuyển giao cho học giả Kazuo Ueda – người dự kiến sẽ kế nhiệm Thống đốc đương nhiệm Haruhiko Kuroda khi nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của ông kết thúc vào tháng Tư tới.
Vị thống đốc sắp nhậm chức của BOJ sẽ có phiên điều trần trước Hạ viện Nhật Bản vào thứ Sáu, và một phiên điều trần khác tại Thượng viện vào thứ Hai tuần tới.
Với việc ông Ueda được đánh giá là có quan điểm chính sách ôn hòa, các nhà đầu tư kỳ vọng nhiệm kỳ của ông sẽ chấm dứt việc kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu. Tuy nhiên, vấn đề thời điểm sẽ là điều mà các nhà đầu tư trái phiếu Nhật Bản đang quan tâm vào lúc này. Những tuyên bố được ông Ueda đưa ra trong phiên điều trần có thể sẽ mang lại một số thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.
2. Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều vào ngày thứ Sáu (17/02), khi lạm phát cao và cố thể lãi suất tăng trở lại tiếp tục gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 0.39% lên 33,826.69 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0.28% xuống 4,079.09 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.58% còn 11,787.27 điểm.
Tính chung cả tuần, Dow Jones giảm 0.13%, ghi nhận tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp. S&P 500 giảm 0.28% trong tuần. Trong khi Nasdaq Composite tăng 0.59%
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đều chạm mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 11/2022, qua đó gây áp lực lên chứng khoán Mỹ vào đầu phiên.
Cổ phiếu NVIDIA giảm 2.8% xuống 213.9$/cp, MSFT giảm 1.56% còn 258$/cp, AMZN giảm 0.97% xuống 97.2$/cp. Trong khi đó, TSLA tăng 3.12% lên 208.35$/vp
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 14/02
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Moderna, Inc. (MRNA) |
-3,31% |
166,60 USD |
Tesla, Inc. (TSLA) |
+3,10% |
208,31 USD |
Baxter International Inc. (BAX) |
+3,02% |
41,00 USD |
Merck & Co., Inc. (MRK) |
+2,83% |
109,52 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) |
-2,79% |
213,88 USD |
3. Thị trường Vàng - Dầu
Giá dầu giảm 2 USD/thùng vàophiene cuối tuần khi nhà đầu tư lo ngại rằng các đợt nâng lãi suất của Mỹ trong tương lai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và lo lắng về các dấu hiệu nguồn cung dầu thô và nhiên liệu dồi dào.
Vào ngày thứ Năm (16/02), 2 quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cảnh báo việc thêm các đợt nâng lãi suất là cần thiết để kiềm chế lạm phát. Tâm lý thị trường đã thúc đẩy đồng USD, làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người năm giữ những đồng tiền khác.
Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent giảm 2.5% xuống 83.00 USD/thùng, giảm 3.9% trong tuần này. Hợp đồng dầu WTI giảm 2.7% còn 76.34 USD/thùng, nâng tổng mức giảm trong tuần lên 4.2%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày vào năm 2023, trong đó Trung Quốc chiếm gần 50% mức tăng trưởng nhu cầu dầu khi nới lỏng các biện pháp kiềm chế đại dịch
Giá vàng giảm tuần thứ 3 liên tiếp, chịu áp lực bởi đồng USD và lợi suất trái phiếu mạnh hơn sau những phát biểu diều hâu từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.02% xuống 1,841.15 USD/oz, sau khi trước đo đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2022. Hợp đồng vàng đã mất 1.4% từ đầu tuần đến nay. Hợp đồng vàng tương lai giảm 0.1% còn 1,850.20 USD/ oz.
Các quan chức Fed trong tuần trước cho biết ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất nhiều hơn so với hồi đầu tháng này, với việc Thống đốc Fed Bowman nhắc lại mức lạm phát mục tiêu 2%.
Kim loại quý được xem là một kênh phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi sất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản không đem lại lợi suất. Giá vàng đã sụt 7.3% kể từ mức đỉnh 9 tháng hồi đầu tháng này.
4. Ngoại hối
Đồng đô la Mỹ dao động quanh mức cao nhất trong sáu tuần sau hàng loạt dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong tuần trước và những bình luận mang tính thắt chặt từ các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang chỉ ra nhiều đợt tăng lãi suất hơn.
Khép phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số DXY giảm 0.3% xuống còn 103.78 điểm.
Tính chung cả tuần, DXY đã tăng 0.34%, có thời điểm vọt lên 104.5 điểm - mức cao nhất trong 6 tuần gần đây
Đồng USD mạnh hơn có thể làm giảm giá trị của các đồng tiền khác, khiến hàng hóa và các sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Tỷ giá 1 số cặp tiền sau phiên 17/02:
EURUSD: +0.21%
GBPUSD: + 0.4%
USDJPY: + 0.15%
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel