Tuần vừa rồi thị trường có nhiều biến động khó lường khi những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng trong nhóm ngành ngân hàng càng lan rộng khi ngân hàng Credit Suisse đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Liệu tuần này có tin tức gì ảnh hưởng tới thị trường không? Cùng TP Academy tổng hợp tin tức về thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong tuần này, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !
1. Dữ liệu kinh tế
Bắc Mỹ
Cuộc họp chính sách của FED
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh, các nỗ lực tăng lãi suất của FED hiện vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả trong việc chống lạm phát như mong đợi. Các số liệu mới công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 2 vẫn tăng tới 6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao gấp ba lần mục tiêu 2% của FED, trong khi thị trường việc làm chỉ hạ nhiệt chưa đáng kể. Chủ tịch FED Jerome Powell từng chỉ ra hồi tháng trước rằng, FED có thể sẽ buộc phải tăng lãi suất cao hơn mức dự kiến nếu các dữ liệu kinh tế vẫn nóng.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong ngành ngân hàng được dự báo có thể ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của FED. Phần lớn chuyên gia tin rằng, FED sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % trong cuộc họp sắp tới để tránh việc gia tăng áp lực lên hệ thống tài chính. Trong khi đó, một số chuyên gia, chẳng hạn như các nhà phân tích tại Goldman Sachs và Barclays lại nghiêng về khả năng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất, để ưu tiên nhiệm vụ ổn định tình hình trong ngắn hạn.
Các dữ liệu kinh tế Mỹ
Doanh số bán nhà mới và doanh số bán nhà sẵn có tại Mỹ trong tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Ba, giúp nhà đầu tư thấy được tình hình hoạt động của thị trường bất động sản Mỹ. Dự kiến, doanh số bán nhà hiện có sẽ tăng từ mức 4 triệu căn trong tháng 1 lên 4,18 triệu căn trong tháng 2. Trong khi đó, doanh số bán nhà mới được dự báo sẽ giảm từ mức 670 nghìn trong tháng 1 xuống còn 648 nghìn trong tháng 2. Các thống kê cho thấy, lãi suất tăng và nhu cầu thị trường hạ nhiệt đã khiến doanh số bán nhà tại Mỹ giảm trong 12 tháng liên tiếp.
Greg Bassuk – giám đốc điều hành của ASX Investments nhận định, “Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những dữ liệu kinh tế phù hợp hơn thay vì các báo cáo kinh tế trái chiều trong vài tháng qua. Những báo cáo này đã tạo ra một sự mơ hồ và không chắc chắn về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ, gây khó khăn cho việc dự đoán xu hướng chính sách của FED trong năm 2023.”
Châu Âu
BOE sẽ nhóm họp trong tuần này để quyết định về việc có tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp lần thứ 11 liên tiếp hay không. Bên cạnh những diễn biến liên quan đến cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng, các dữ liệu lạm phát được công bố vào thứ Ba – hai ngày trước cuộc họp của BOE sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Dự kiến, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng tại Anh trong tháng 2 sẽ tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 10,1% trong tháng 1. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (không bao gồm giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu) được dự báo duy trì ở mức 5,8%.
Hiện thị trường vẫn đang nghiêng về khả năng BOE sẽ tiếp tục tăng lãi suất, với định giá 59,4% cho mức tăng 0,25 điểm %. Tuy nhiên, dự báo khả năng BOE không tăng lãi suất hiện đã tăng lên đến 40,6%. Paul Dales – chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics cho biết, những lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã gia tăng trong chương trình nghị sự của giới chức Anh những ngày gần đây, và có thể đã buộc 9 thành viên trong Ủy ban chính sách tiền tệ của BOE phải thay đổi quan điểm chính sách.
Châu Á
Không có tin tức đáng chú ý
2. Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Sáu (17/3), khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng First Republic và các ngân hàng khác trong bối cảnh lo ngại kéo dài về tình trạng ngành ngân hàng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 384.57 điểm (tương đương 1.19%) xuống 31,861.98 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 1.10% còn 3,916.64 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.74% xuống 11,630.51 điểm.
Bất chấp đà giảm trong phiên, S&P 500 vẫn tăng 1.43% trong tuần này. Nasdaq Composite vọt 4.41% khi nhà đầu tư đặt cược vào cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng khác trước khi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào tuần tới. Đây cũng là tuần tăng tốt nhất kể từ giữa tháng 1 đối với chỉ số Nasdaq Composite. Đà giảm điểm vào thứ Sáu đã khiến Dow Jones mất 0.15% trong tuần.
Các cổ phiếu hàng đầu cũng giảm điểm trong phiên cuối tuần: AMZN giảm 1.1% xuống còn 98.95$/cp, META giảm 4.55% còn 195.6$/cp, TSLA giảm 2.17% xuống còn 180.13$/cp
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 17/03
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
FedEx Corporation (FDX) |
+7,97% |
220,31 USD |
Meta Platforms, Inc. (META) |
-4,55% |
195,61 USD |
Ford Motor Company (F) |
-4,40% |
11,30 USD |
Bank of America Corporation (BAC) |
-3,97% |
27,82 USD |
JPMorgan Chase & Co. (JPM) |
-3,78% |
125,81 USD |
3. Thị trường Vàng - Dầu
Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Sáu (17/3), đảo chiều từ đà tăng hơn 1 USD/thùng vào đầu phiên và sụt hơn 3 USD/thùng, khi những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng khiến giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng.
Kết phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent giảm 1.59 USD (tương đương 2.1%) xuống 73.11 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.43 USD (tương đương 2.1%) còn 66.92 USD/thùng.
Tại mức đáy trong phiên, cả 2 hợp đồng dầu đều giảm hơn 3 USD/thùng. Dầu Brent ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2022, sụt hơn 10%. Dầu WTI lao dốc hơn 11%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/202
Áp lực trong tuần này diễn ra sau vụ phá sản của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, cùng khó khăn tại Credit Suisse và First Republic Bank.
Giá vàng tăng vọt do làn sóng khủng hoảng ngân hàng làm rung chuyển thị trường. Nhà đầu tư tìm đến những kênh trú ẩn an toàn, giúp giá vàng ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày cuối tuần, hợp đồng vàng giao ngay tăng 3.1% lên 1,977.89 USD/oz, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Hợp đồng vàng đã vọt 5.8% trong tuần này.
Hợp đồng vàng tương lai tăng 2.6% lên 1,973.50 USD/oz.
Vụ phá sản của Silicon Valley Bank (SVB) tại Mỹ đã làm bật lên những lỗ hổng của các ngân hàng đối với lãi suất cao hơn đáng kể, trong khi cổ phiếu Credit Suisse lao dốc làm tăng thêm hỗn loạn trên thị trường.
Đồng USD và thị trường chứng khoán đỏ lửa, làm vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Trong khi kim loại quý được xem là một kênh phòng ngừa bất ổn kinh tế, chi phí cơ hội cho việc nắm giữ vàng sẽ tăng khi lãi suất cao
4. Ngoại hối
Chỉ số đồng đô la (DXY) giảm 0,55% xuống còn 103.86 điểm trong bối cảnh đặt cược rằng Fed sẽ giảm bớt lập trường diều hâu để ngăn chặn áp lực tăng lãi suất lên nền kinh tế.
Sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ trong những tuần gần đây chủ yếu là do giá trái phiếu sụt giảm, mà những người cho vay như Ngân hàng Thung lũng Silicon phải chịu rủi ro một cách không tương xứng.
Các thị trường hiện đang định giá gần 90% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào thứ 5 này
Ở châu Âu, ECB đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp hôm thứ 5 tuần trước bất chấp sự bất ổn của thị trường tài chính và lời kêu gọi của nhà đầu tư nới lỏng việc thắt chặt chính sách cho đến khi thị trường ổn định
Tại châu Á, Đồng Yên Nhật được nhiều NĐT tìm đến như 1 kênh trú ẩn trong tình hình hỗn loạn. Đồng Yên Nhật đã tăng mạnh so với đồng đô la
Tỷ giá 1 số cặp tiền sau phiên 17/03:
EURUSD: + 0.53%
GBPUSD: + 0.53%
AUDUSD: + 0.64%
USDJPY: - 1.41%
USDCHF: - 0.41%
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel