Bình luận

Tổng hợp tin tức cho tuần từ 27/03 - 31/03, cùng xem thị trường tuần này có tin tức gì đáng chú ý không và có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé. Thời điểm cuối tháng lực chốt lời có thể diễn ra nên mọi người cân nhắc giảm khối lượng giao dịch để hạn chế rủi ro nhé !

1. Dữ liệu kinh tế

Bắc Mỹ

Đây sẽ là một tuần yên tĩnh hơn nhiều trong lịch trình kinh tế, với điểm nổi bật đáng chú ý nhất sẽ là Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của FED, được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số này đã tăng tốc trong tháng 1, làm tăng thêm mối lo ngại về triển vọng của một FED diều hâu hơn.

Dữ liệu về niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 3 sẽ được công bố vào thứ Ba và có khả năng cho thấy tác động của những căng thẳng trong hệ thống tài chính.

Các báo cáo đáng chú ý khác bao gồm dữ liệu về doanh số nhà chờ bán, số liệu GDP sửa đổi và số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.

Một số quan chức FED cũng sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Thống đốc FED Philip Jefferson, Chủ tịch FED chi nhánh Boston Susan Collins, Chủ tịch FED chi nhánh Richmond Tom Barkin, các thống đốc Christopher Waller và Lisa Cook.

 

Châu Âu

Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ công bố dữ liệu lạm phát vào thứ Sáu. Trong khi tỷ lệ lạm phát toàn phần dự kiến sẽ chậm lại, tỷ lệ lạm phát cốt lõi (đã loại bỏ các yếu tố biến động bao gồm giá lương thực và nhiên liệu) dự kiến sẽ tăng nhanh.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % vào đầu tháng này lên 3% nhưng một số nhà hoạch định chính sách hiện đang kêu gọi các bước đi thận trọng hơn khi các đợt tăng lãi suất trước đây đã bắt đầu gây ra những tác động đáng kể lên nền kinh tế.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ngân hàng đã làm dấy lên lo ngại rằng hoạt động cho vay sẽ chậm lại, trở thành lực cản đối với nền kinh tế.

Giám đốc Bundesbank Joachim Nagel sẽ có bài phát biểu vào thứ Hai trong khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ có bài phát biểu tại Frankfurt vào thứ Ba. Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào về cách các nhà hoạch định chính sách đang nhìn nhận mối đe dọa lạm phát trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng.

Châu Á

Dữ liệu PMI của Trung Quốc công bố vào thứ Sáu sẽ được theo dõi chặt chẽ khi thị trường cố gắng đánh giá mức độ phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế thời đại dịch.

Tại Nhật Bản, dữ liệu lạm phát của Tokyo công bố vào thứ Sáu sẽ được nhiều sự chú ý. Báo cáo dự kiến sẽ cho thấy tỷ lệ lạm phát tiếp tục vượt mưc smục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tháng thứ mười liên tiếp.

Thị trường hiện đang rất kỳ vọng rằng Thống đốc sắp tới của BOJ Kazuo Ueda sẽ giám sát việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm trong nhiệm kỳ của ông sau một thập kỷ tiến hành các biện pháp kích thích ở quy mô chưa từng có của người tiền nhiệm.

2. Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Sáu. Mặc dù mở phiên với lo sợ rằng khủng hoảng ngân hàng có thể lây lan sang khu vực Châu Âu, nhưng thị trường đã phục hồi để khép tuần trong sắc xanh.

Kết phiên, Dow Jones  tăng 132.28 điểm (tương đương 0.41%) lên 32,237.53 điểm. S&P 500 tăng 0.56% lên 3,972 điểm và Nasdaq Composite tăng 0.3% lên 11,823.95 điểm. Cả ba chỉ số chính đều ghi nhận đà tăng điểm trong tuần qua với Dow Jones nhận 0.4%, trong khi S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1.4% và 1.6%.

Làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng của Đức niêm yết tại Mỹ, Deutsche Bank, vào sáng ngày thứ Sáu diễn ra sau khi hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của nhà cho vay này tăng vọt mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào. Động thái này đã làm gia tăng mối lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng châu Âu

Các chỉ số chứng khoán tại châu Âu khép phiên trong sắc đỏ, cụ thể:

DAX30 của Đức đóng cửa giảm 253,54 điểm, tương đương 1,67% xuống còn 14,957.23 điểm

FTSE 100 của Vương Quốc Anh đóng cửa giảm 93,71 điểm, tương đương 1,25% còn 25,892.18 điểm

CAC40 của Pháp đóng cửa giảm 124,15 điểm, tương đương 1,74% xuống 7,015.1 điểm

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lagarde đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư khi cho biết các ngân hàng Eurozone vẫn vững chắc vì sở hữu vốn và thanh khoản mạnh. Bà cũng cho biết ECB có thể cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính nếu cần thiết.

3. Thị trường Vàng - Dầu

Giá dầu trượt dài trong phiên cuối tuần sau khi các cổ phiếu ngân hàng châu Âu giảm mạnh và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết việc bổ sung Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) có thể mất vài năm, qua đó làm giảm triển vọng nhu cầu dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô tương lai Brent giảm 1.3% còn 74.96 USD/thùng trong khi hợp đồng dầu thô tương lai WTI tại Mỹ giảm 1.1% xuống 69.22 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng này đều ghi nhận cú lội ngược dòng ngoạn mục để khép tuần trong sắc xanh sau khi lao dốc hơn 4% vào đầu phiên. Trong tuần trước, giá dầu Brent và WTI đồng loạt ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất trong nhiều tháng do những bất ổn trong hệ thống ngân hàng và lo lắng về nguy cơ suy thoái

G vàng khép lại tuần giao dịch biến động mạnh trong sắc xanh khi nỗi lo về hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy nhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn và kỳ vọng Fed ngừng nâng lãi suất đã làm gia tăng sự hấp dẫn của kim loại qu‎ý.

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.77% xuống còn 1978.36 USD/oz Hợp đồng vàng tương lai tại Mỹ giảm 0.6% và khép phiên tại 1,983.80 USD/oz. Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, hợp đồng này tăng 0.5% và có thời điểm leo lên mức cao nhất trong 1 năm trên ngưỡng 2,000 USD vào hôm thứ Hai 

Giá vàng giảm vào những phiên cuối tuần và cuối tháng do tâm lí chốt lời của nhà đầu tư. Nhìn chung, trong bối cảnh lãi suất có thể đã đạt đỉnh và lo ngại về khủng khoảng thì vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn và được ưu tiên

4. Ngoại hối

Chỉ số đồng đô la (DXY) phục hồi nhẹ vào phiên ngày thứ Sáu khi dữ liệu PMI nhóm ngành sản xuất và dịch vụ cho kết quả tốt hơn dự báo

Khép phiên, DXY tăng 0.51% lên 103.12 điểm. Tuy nhiên, tính chung cả tuần chỉ số này đã giảm 0.55% khi cục dự trữ liên bang (fed) tăng lãi suất chậm hơn và dự báo có thể sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay

Trong tuần trước, NHTW Thụy Sỹ và NHTW Anh cũng đã tăng lãi suất lần lượt thêm 0.5 và 0.25% như đúng kì vọng của thị trường

Tỷ giá 1 số cặp tiền sau phiên 24/03: 

EURUSD: - 0.64%

GBPUSD: - 0.46%

AUDUSD: - 0.58%

USDCAD: + 0.18%

USDCHF: + 0.38%

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel