Bình luận

Tổng hợp tin tức cho ngày 16/05, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong hôm nay, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !


1. Tài chính quốc tế

Phố wall khởi sắc trong phiên đầu tuần khi nhà đầu tư đang đánh giá các cuộc đàm phán về trần nợ.

Khép phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 0.14% (33,348.60), chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp. Bên cạnh đó, S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt tăng 0.3% và 0.66% 

Nhà đầu tư đang đổ dồn sự tập trung vào cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ, vốn đã bị hoãn lại kể từ thứ Sáu tuần trước. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ có cuộc gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội hàng đầu vào hôm nay. Trước đó, ông Biden và bộ trưởng tài chính nước này đều rất lạc quan và tin rằng các nhà lãnh đạo sẽ đạt được 1 thỏa thuận trong cuộc họp này.

Ở 1 diễn biến khác, các quan chức hàng đầu của fed đã đồng loạt phát đi tín hiệu "diều hâu" trong các bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, NĐT dường như đã phớt lờ những tín hiệu này. Bằng chứng là đồng dollar vẫn suy giảm với chỉ số DXY mất 0.28% xuống còn 102.42 điểm sau khi khép phiên

2. Thị trường Vàng - Dầu

Được hưởng lợi từ USD suy giảm, giá vàng thế giới tăng nhẹ. Với hợp đồng vàng giao ngay tăng 0.2% lên 2,015.55 USD/oz, phục hồi từ mức đáy ghi nhận vào cuối tuần trước. Hợp đồng vàng tương lai nhích 0.1% lên 2,020.50 USD/oz.

Các chuyên gia cho biết bất kỳ những nhận định “diều hâu” nào “về cơ bản đều bị thị trường bỏ qua” vì thị trường đang suy luận về những gì Fed có thể sẽ làm dựa trên dữ liệu thu được chứ không phải những gì họ đang nói. Mặc dù vậy, những phát biểu của chủ tịch fed Powell vào cuối tuần này cũng sẽ rất có trọng lượng và được đặc biệt chú ý

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 1% sau 3 phiên giảm liên tiếp, khi sự cố cháy rừng tại Canada đã thúc đẩy triển vọng nguồn cung tại nước này.

Khép phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent tăng 1.4% lên 75.23 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tăng 1.5%, giao dịch ở ngưỡng 71.11 USD/thùng.

Mặc dù đã có nhịp hồi phục nhưng nhìn chung giá dầu vẫn chưa đạt được kỳ vọng trước đó của các chuyên gia kinh tế.

Một số nước thuộc OPEC+ đã bắt đầu cắt giảm sản lượng 1.5 triệu thùng/ngày từ tháng này nhưng dường như không có hiệu quả trong việc thúc đẩy giá dầu. Một phần nguyên nhân là do sự phục hồi chậm hơn dự kiến của Trung Quốc, và tình hình kinh tế tiêu cực tại Mỹ đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại 2 quốc gia lớn này.

3. Các tin tức quan trọng hôm nay

Dữ liệu lạm phát Canada

Trước đó, Thống đốc Macklem đã nhắc nhở rằng nếu cần thiết, Ngân hàng Trung ương Canada có thể tăng lãi suất một lần nữa để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Thị trường cho rằng điều đó rất khó xảy ra và tiếp tục dự đoán lãi suất sẽ giảm 25 điểm so với mức hiện tại. 

Lạm phát đã đạt đỉnh vào tháng 6 năm 2022 ở mức 8,1% và ở mức 4,3% vào tháng 3. Các chuyên gia đưa ra giả định rất thận trọng về mức tăng trung bình 0,4% mỗi tháng trong Quý 2 sẽ đưa CPI về gần mức 3% vào giữa năm. Còn nửa cuối năm lại là một câu chuyện khác

TP ACADEMY nhân định CPI của canada sẽ bằng hoặc thấp hơn so với dự kiến. Điều này giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc bán cặp tiền usdcad tại các vùng kháng cự mạnh. Thế nhưng nên nhớ rằng USD cũng đang bị đè ép rất mạnh trong thời gian gần đây, nên việc cặp USDCAD có thể suy giảm hay không sẽ còn phải phụ thuộc vào đồng USD có giữ được vị thế của mình hay không nữa.

Doanh số bán lẻ của Mỹ

Số liệu này sẽ tiết lộ cho chúng ta biết về xu hướng tiêu dùng trong khoảng thời gian gần đây của người dân Mỹ. Sự mất logic trong các chỉ số việc làm vừa qua đang liên tục tạo ra những vấn đề trong chi tiêu của người dân, khi mà chúng ta đang thấy sự yếu kém trong chi tiêu bán lẻ thấp tới mức kỷ lục trong 3 năm trở lại đây sau đại dịch COVID là  2.34% và hiện tại vẫn còn đang trong vòng thu hẹp.

Nếu con số lần này tiếp tục xấu đi trong khi các chỉ số sản xuất cũng gây thất vọng thì các nhà đầu tư sẽ có quyền hy vọng về việc cắt giảm lãi suất xảy ra sớm hơn khiến USD hạ nhiệt trong ngắn hạn.

Dữ liệu kinh tế Anh, Eurozone

Tỷ lệ thất nghiệp tại Vương quốc Anh trong tháng 3 được dự báo vẫn ổn định ở mức 3,8%, bằng với mức của tháng 2, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang chịu nhiều sức ép từ lạm phát cao và lãi suất tăng.

Tại Đức, chỉ số tâm lý kinh tế theo khảo sát của Viện nghiên cứu ZEW, được dự báo giảm mạnh từ mức 4,1 trong tháng 4 xuống -5,3 trong tháng 5. Tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cùng những bất ổn kinh tế vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các doanh nghiệp.

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel