Bình luận

Tổng hợp tin tức cho tuần từ 22/05 - 26/05, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong tuần này, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !


1. Tài chính quốc tế

Chứng khoán Mỹ đảo chiều giảm vào ngày thứ 6 khi các cuộc họp về trần nợ đã kết thúc mà không có tiến triển nào được đưa ra. Dường như các bên liên quan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, các nhà đàm phán nói thêm rằng họ không chắc khi nào các cuộc họp mới sẽ diễn ra.

Khép phiên, chỉ số Dow Jones giảm 109.29 điểm (tương đương 0.33%) xuống 33,426.63 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0.14% và Chỉ số Nasdaq mất 0.24%. Mặc dù vậy, Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận tuần tăng điểm. Với Dow Jones tăng 0.38%, S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt tăng 1.65% và 3.04%, Đây là tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 của 2 chỉ số này.

Đà giảm điểm trong phiên cuối tuần bị kìm hãm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Powell cho biết lãi suất có thể không phải tăng nhiều như dự báo để dập tắt lạm phát. Những phát biểu mang tính ông hòa hơn của ông Powell dường như đã rũ bỏ những áp lực "diều hâu" của các quan chức khác đưa ra trước đó

Đồng USD đã giảm trở lại sau phát biểu này, với chỉ số DXY giảm 0.32% xuống 103.19 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là mức đóng cửa cao nhất trong 2 tháng trở lại đây của chỉ số này

Ngược lại, phát biểu của ông Powell cộng thêm lo ngại về vấn đề nợ công của Mỹ đã thúc đẩy vàng tăng trở lại. 

Khéo phiên cuối tuần, hợp đồng vàng giao ngay tăng 1.05% lên 1,978.01 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai tăng 1.1%, giao dịch ở mức 1,981.60 USD/oz.

Cũng hỗ trợ giá vàng, CNN hôm thứ 6 đưa tin Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với giám đốc điều hành các ngân hàng rằng có thể cần nhiều vụ sáp nhập hơn sau một loạt vụ phá sản ngân hàng. Điều này càng làm dấy lên tâm lí lo ngại của NĐT, và thúc đẩy họ tìm đến sản phẩm trú ẩn an toàn như vàng.

2. Thị trường năng lượng

Việc các cuộc đàm phán về trần nợ bị tạm dừng cũng gây áp lực lên giá dầu. Khi mà các cuộc đàm phán này không có kết quả đã dấy lên lo ngại về khả năng vỡ nợ và có thể làm giảm nhu cầu năng lượng.

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent giảm 0.8% xuống 75.58 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI giảm 0.3% còn 71.69 USD/thùng.

Trong khi khả năng nâng lãi suất làm tăng lo ngại nhu cầu suy yếu tại Mỹ, giá dầu có thể tăng nhờ nhu cầu Trung Quốc cao hơn trong năm 2023.

Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc vào tháng 4 đã tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng duy trì hoạt động ở mức cao để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong nước đang phục hồi và bổ sung kho dự trữ trước mùa du lịch hè.

3. Tin tức quan đáng chú ý trong tuần

Diễn biến đàm phán nâng trần nợ công tại Washington

Sau những tuyên bố tích cực hồi giữa tuần trước, tiến trình đàm phán nâng trần nợ công tại Washington đã bất ngờ vấp phải những trở ngại. Hôm thứ Bảy, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã tuyên bố rằng, các cuộc đàm phán sẽ không được nối lại, trước khi Tổng thống Joe Biden trở về từ Nhật Bản sau khi kết thúc hội nghị G7.

Đáp lại, Tổng thống Biden đã gọi lập trường về trần nợ của đảng Cộng hòa là không thể chấp nhận được. Ông Biden cũng nói thêm rằng, đã đến lúc đảng này cần phải từ bỏ quan điểm cực đoan của mình, trước khi đến hạn 1/6 – thời điểm Bộ Tài chính Mỹ được dự báo hết khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

Việc đàm phán đình trệ đã làm gia tăng lo ngại về khả năng hai phe Dân Chủ và Cộng hòa đạt được thỏa thuận trong ngắn hạn, để tránh cho nước Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Chốt phiên ngày thứ Sáu, cả 3 chỉ số của Phố Wall đã giảm điểm dù vẫn giữ được đà tăng trong cả tuần.

Những tín hiệu về lộ trình lãi suất của FED

Nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm những dấu hiệu giúp dự đoán về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này.

Biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) công bố vào thứ Tư, sẽ cung cấp thêm những thông tin về quan điểm của giới hoạch định chính sách. Gần đây, nhiều quan chức FED đã lên tiếng bày tỏ quan điểm ủng hộ việc tiếp tục tăng lãi suất, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao.

Thị trường cũng sẽ tập trung sự chú ý vào Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 4 – thước đo lạm phát ưa thích của FED. Chỉ số được dự báo đạt mức tăng theo tháng là 0,2%, nhanh hơn mức 0,1% trong tháng 3. Mức tăng theo năm dự kiến đạt 4,1% - thấp hơn mức 4,2% trong tháng 3, và là mức chậm nhất kể từ tháng 5/2021.

Một kết quả cho thấy lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến sẽ gia tăng sức ép, buộc FED phải tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 6, hoặc giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Đây là diễn biến có thể tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Báo cáo tài chính các doanh nghiệp Mỹ

Các nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi những báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Mỹ được công bố trong tuần này, để có thêm thông tin về sức khỏe của nền kinh tế.

Theo FactSet, bất chấp lo ngại về suy thoái kinh tế, trong số 90% doanh nghiệp thuộc nhóm S&P 500 đã công bố báo cáo tài chính quý I cho đến nay, mới chỉ có 107 công ty đề cập đến khả năng suy thoái kinh tế, thấp hơn nhiều so với mức cao là 238 công ty trong quý II năm ngoái.

Sự chú ý trong tuần này sẽ tập trung vào các thương hiệu bán lẻ như Lowe’s, AutoZone, Dick’s Sporting Goods, BJ Wholesale Club, Urban Outfitters, Costco, Dollar Tree, Best Buy, Burlington Stores, và The Gap. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi số liệu từ các công ty đáng chú ý khác như Zoom, Nvidia, and TD Bank.

Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel