Tổng hợp tin tức cho tuần từ 26/06 - 30/06, cùng TP Academy cập nhật nhanh bản tin thị trường ngoại hối và chứng khoán quốc tế trong tuần này, từ đó có kế hoạch giao dịch cho phù hợp nhé !
1. Thị trường kim loại quý
Chịu ảnh hưởng từ việc nâng lãi suất liên tục của các NHTW, cùng với những phát biểu diều hâu của các quan chức FED. Vàng thế giới chứng kiến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2023
Dù tăng tới 1.2% vào đầu phiên Mỹ khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm. Nhưng việc đồng USD mạnh hơn đã khiến đà tăng của hợp đồng vàng giao ngay bị kìm hãm, và khép phiên chỉ tăng 0.3% lên 1,918.79 USD/oz. Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã ghi nhận mức giảm giảm 2.1%. Hợp đồng vàng tương lai cũng tăng 0.3% lên 1,928.90 USD/oz sau khi khép phiên cuối tuần.
Vàng đã có 1 cú hồi phục trong phiên Mỹ hôm thứ 6 nhưng vùng kháng cự 1938 vẫn còn giá trị. Do đó,chúng ta có thể canh bán ngay hoặc cẩn thận hơn thì chờ bán ở các vùng 1936 - 1937 nếu giá break qua vùng kháng cự 1938 thì sẽ xuất hiện các cơ hội mua lên khi giá retest lại vùng này
2. Thị trường năng lượng
Giá dầu ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp, khi nhà đầu tư lo ngại việc nâng lãi suất có thể làm giảm nhu cầu dầu, bất chấp những dấu hiệu nguồn cung khan hiếm hơn bao gồm dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm.
Trong phiên giảm thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent giảm 0.39%) xuống 73.85 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 0.50%còn 69.16 USD/thùng.
Trước đó, Vào ngày thứ Năm (22/06), hợp đồng dầu Brent đã giảm 3 USD/thùng sau khi Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BoE) nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, mạnh hơn so với dự báo. Các ngân hàng trung ương ở Na Uy và Thuỵ Sỹ cũng ra quyết định nâng lãi suất.
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, điều này có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Với biểu đồ dầu WTI, Giá hiện đang bám sát theo kết hoạch giao dịch khi đã điều chỉnh về vùng đáy cũ 70, cũng là vùng fibo 0.5 - 0.618. Ở đây sẽ luôn tồn tại 1 lực bán lớn nhằm ép giá xuống. Từ giờ cho tới vùng 72.5 - 73 thì vẫn sẽ luôn là cơ hội bán cho các nhà đầu tư. Nhưng cũng không được chủ quan khi mà ở các khung nhỏ hơn, giá đã từ từ hình thành cấu trúc tăng nhẹ
3. Tài chính quốc tế
Sự e ngại rủi ro của các nhà đầu tư cũng thúc đẩy giá trị đồng USD, qua đó gây áp lực lên thị trường hàng hóa và kim loại quý khi khiến các sản phẩm này trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Khép phiên ngày thứ 6, chỉ số DXY- thước đo của đồng USD so với các loại tiền tệ khác tăng 0.46% lên 102.87 điểm.
Tâm lí lo ngại rủi ro cũng khiến thị trường phố wall nhuốm sắc đỏ, với chỉ số Dow Jones giảm 0.65% trong phiên ngày thứ 6. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt mất 0.77% và 1.01%.
Cả 3 chỉ số chính đều phá vỡ chuỗi leo dốc trong nhiều tuần. Tuần này, S&P 500 rớt 1.4%, đứt mạch 5 tuần tăng liên tiếp. Nasdaq giảm 1.4%, kết thúc chuỗi 8 tuần leo dốc liên tiếp và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023. Dow Jones cũng mất gần 1.7%, chấm dứt mạch 3 tuần tăng liên tiếp.
4. Tin tức đáng chú ý trong tuần
Sau quyết định lãi suất của các NHTW, tuần này thị trường sẽ đón nhận dữ liệu về lạm phát của các khu vực trên thế giới.
Đầu tiên là dữ liệu CPI của Canada, việc lạm phát trong tháng 4 bất ngờ cao hơn dự kiến đã buộc NHTW nước này phải tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Trong tháng 5 thì các chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng hàng tháng của CPI sẽ giảm trở lại mức 0.5%, tuy nhiên lạm phát trung bình vẫn còn cách quá xa mục tiêu 2% cùng với tăng trưởng GDP mạnh hơn sẽ là điều kiện để BoC tiếp tục tăng lãi suất. Thị trường cũng đặt cược vào việc BoC sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 7 tới.
Tại Úc, Ngân hàng dự trữ nước này cũng đã phải tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản khi lạm phát bất ngờ tăng trở lại. Một dữ liệu CPI cao hơn mức 6.8% của tháng trước cũng sẽ khiến các quan chức RBA suy nghĩ tới việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Còn tại Mỹ, GDP trong quý I/2023 được dự báo sẽ tăng nhẹ so với cùng kỳ. Mỹ đã ghi nhận GDP sụt giảm vào 3 tháng cuối năm 2022, nếu thêm 1 quý suy giảm nữa thì nước này sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật. Đây sẽ là điều mà Fed mong đợi, khi mà những lần nâng lãi suất liên tục gần như không đủ sức ngăn chặn lạm phát thì suy thoái giống như "cọng rơm cứu mạng" để họ bám vào. Còn nếu GDP trong quý I tăng trưởng mạnh mẽ hơn, thì nhiều khả năng fed sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay, giống như những cảnh báo trước đó.
Theo dõi các video bản tin thị trường và chiến lược giao dịch tại: https://www.youtube.com/@TPACADEMYchannel