Bình luận

Trong bài viết trước đã chỉ cho bạn thấy rằng phải tìm kiếm một cây Nến nhấn chìm giảm, Nến bao trùm tăng và Pin Bar xuất hiện ở vùng Cung Cầu để vào lệnh giao dịch. Bài này chúng ta có thể kết hợp cùng khung thời gian thấp hơn khi thị trường quay trở lại vùng Cung Cầu

Ngoài ra, nó còn giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề vị trí đặt điểm dừng lỗ (Stop Loss) khi gặp mô hình Nến nhấn chìm giảm và Nến bao trùm tăng và đưa ra một vài lời khuyên hữu ích về phương pháp giao dịch theo cung cầu kết hợp Price Action.

1. Mô hình nến nhấn chìm giảm mạnh kết hợp giao dịch đa khung

Liệu giao dịch kết hợp (D1) và (H1) xuất hiện nến nhấn chìm giảm tại vùng Cung (Supply Zone) có khả năng hoạt động tốt hay không?

Biểu đồ 1: Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến Nhấn Chìm Giảm với lực mạnh khi thị trường đi vào vùng Cung (Supply Zone).

Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến nhấn chìm giảm có kích thước lớn

Tại vùng Cung bạn đang muốn đặt một giao dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh dấu vùng giá này trên biểu đồ và chờ đợi thị trường quay trở lại vùng giá này. Đồng thời xuất hiện một tín hiệu Nến nhấn chìm giảm tại đây. Bạn cũng có thể chuyển sang khung thời gian thấp hơn (H1) để tìm kiếm một tín hiệu Nến nhấn chìm giảm để nâng cao hiệu quả. Xem nó như một cơ hội để tham gia vào thị trường.

Chú ý: Khi chuyển sang các khung thời gian thấp hơn để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch, bạn không nên sử dụng khung thời gian thấp hơn H1. Nếu bạn sử dụng những khung thời gian thấp hơn như biểu đồ M1, M5 bạn sẽ gặp rất nhiều tín hiệu sai khiến bạn mất tiền nếu bạn quyết định giao dịch với những tín hiệu như vậy.

Biểu đồ 2: Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (H1), xuất hiện Nến Nhấn Chìm Giảm xuất hiện tại vùng Cung (Supply Zone) cùng thời điểm ở biểu đồ trên.

Biểu đồ GBPJPY khung thời gian giờ (H1), xuất hiện Nến nhấn chìm giảm

Dựa vào 2 biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy, xuất hiện Nến nhấn chìm giảm tại vùng Cung. Ở biểu đồ 1 đây là mẫu Nến nhấn chìm giảm mạnh, hoạt động rất tốt, xác suất giao dịch thành công cao.

Việc chọn cây nến nhấn chìm giảm mạnh để giao dịch, chúng ta cũng cần chú ý đến mẫu hình nến tăng trước đó.  Chúng ta nên chọn Cây nến đầu tiên là một nến tăng nhỏ và nến thứ hai là một nến nhấn chìm giảm mạnh. Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một cây nến nhỏ bị nhấn chìm bởi một cây nến lớn trong vùng Cung thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy thị trường sẽ di chuyển ra khỏi vùng giá này.

Bạn quan sát những cây nến tăng trước đó xuất hiện trong vùng Cung. Chính những cây nến này làm cho các nhà giao dịch nhỏ lẻ nghĩ rằng thị trường sẽ tiếp tục đi lên, vì vậy họ bắt đầu đặt lệnh Mua để tạo ra những cây nến tăng sau đó. Tuy nhiên, nến nhấn chìm giảm mạnh lại xuất hiện và đẩy thị trường xuống rất nhanh, nó khiến cho các nhà giao dịch đã vào lệnh mua trước đó phải đóng vị thế Mua của họ ở mức thua lỗ.

Nếu cây nến nhấn chìm rất nhỏ và chỉ có thể nhấn chìm cây nến tăng nhỏ trước nó thì các nhà giao dịch sẽ cảm thấy ít phải chịu áp lực hơn vì khoản gồng lỗ nhỏ. Do đó, họ quyết định không đóng giao dịch và tiếp tục giữ vị thế mua của họ.

Khi cây nến nhấn chìm lớn tại khung D1, như trong ví dụ biểu đồ 1 ở trên, các nhà giao dịch phải đối mặt với một khoản lỗ lớn hơn và đột ngột hơn nhiều so với tình huống cả hai nến tạo thành mô hình nhấn chìm đều nhỏ. Đây là lý do các loại cấu trúc nhấn chìm có khả năng hoạt động rất tốt. Khi các nhà giao dịch đối mặt với rủi ro thua lỗ càng lớn, họ sẽ càng nhanh chóng đóng vị thế của mình, điều này sẽ tạo ra sự dịch chuyển của thị trường ra khỏi vùng cung hoặc cầu.

2. Mô hình nến bao trùm tăng mạnh kết hợp đa khung thời gian

Tương tự như với nến Nhấn chìm giảm ở trên đối với nến Bao trùm tăng chúng ta giao dịch ngược lại. Và lưu ý những nến Bao trùm tăng xuất hiện ở vùng Cầu (Demand Zone) sẽ cho điểm vào lệnh tốt.

Biểu đồ 1: Biểu đồ Vnindex khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến Bao Trùm Tăng khi thị trường đi vào vùng Cầu (Demand Zone).

Biểu đồ VNindex trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung (Supply Zone)

Biểu đồ 2: Biểu đồ Vnindex khung thời gian ngày (H1), xuất hiện Nến Bao Trùm Tăng có kích thước lớn khi thị trường đi vào vùng Cầu (Demand Zone) cùng thời điểm từ ví dụ trên.

Biểu đồ VNindex trên khung thời gian ngày (H1) trong vùng Cung (Supply Zone)

Từ 2 biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy, xuất hiện nến Bao trùm tăng tại vùng Cầu. Đây là mẫu nến Bao trùm tăng mạnh đặc biệt khi chúng xuất hiện ở cả khung thời gian (D1) và (H1), chúng sẽ hoạt động rất tốt, xác suất giao dịch thành công cao.

Vị trí đặt dừng lỗ (stop loss) trong mô hình nến nhấn chìm giảm và bao trùm tăng

Sau khi đọc xong các phần trên, bạn đã có được một số ý tưởng về cấu trúc nhấn chìm giảm và bao trùm tăng mà bạn nên giao dịch. Điều bạn cần qua tâm hiện giờ là vị trí đặt mức dừng lỗ khi thiết lập các giao dịch này?

Bạn nên đặt nó ở mức cao hoặc thấp của cây nến đang bị nhấn chìm hay đang bao trùm. Nếu thị trường vượt qua mức cao hay thấp của nến bị nhấn chìm, điều đó có nghĩa là thiết lập đã bị vô hiệu, bạn không nên di chuyển điểm dừng lỗ hoặc đóng giao dịch trước khi điều này xảy ra.

3. Nến Pin Bar đuôi dài xuất hiện tại vùng Cung Cầu kết hợp cùng giao dịch đa khung thời gian

Tín hiệu hành động giá (Price Action) khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm kiếm cơ hội giao dịch tại vùng Cung Cầu là Nến Pin Bar đuôi dài.

Pin bar cho thấy một sự từ chối của thị trường để vượt qua vùng Cung hoặc Cầu, thông thường đây là các mức hỗ trợ và kháng cự hoặc các đường xu hướng và các đỉnh đáy gần đây. Mặc dù mức độ tin cậy của Pin bar không cao như Nến nhần chìm giảm hay Nến bao trùm tăng khi được tìm thấy tại các vùng giá Cung Cầu, nhưng nó vẫn là tín hiệu đáng để giao dịch và còn tốt hơn so với việc đặt lệnh chờ tại vùng giá này mà không có cơ sở đáng tin cậy nào.

Biểu đồ 1: Biểu đồ GBP trên trong khung thời gian ngày (D1) xuất hiện nến Pin Bar tại vùng Cầu (Demand Zone).

Biểu đồ GBPJPY xuất hiện nến Pin Bar tăng trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung

Như bạn có thể thấy khi thị trường đi vào vùng Cầu và đằng sau nó tạo ra một nến Pin Bar đuôi dài. Hãy đợi cho Pin Bar này đóng nến và đặt một giao dịch Mua bằng cách sử dụng lệnh thị trường với mức dừng lỗ được đặt dưới đuôi của Nến Pin Bar đã hình thành.

Biểu đồ 2: Biểu đồ GBPJPY khung thời gian giờ (H1) được phòng ra từ biểu đồ ngày (D1) ở biểu đồ 1 bên trên.

Biểu đồ GBPJPY xuất hiện nến Pin Bar tăng trên khung thời gian giờ (H1) trong vùng Cung

Bạn sẽ nhận thấy một nến Pin bar hình thành trên khung thời gian ngày (D1) và bạn cũng có thể thiết lập giao dịch trực tiếp từ khung thời gian này, nhưng thực tế lại cho thấy khung thời gian thấp hơn (H1) làm giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho giao dịch của bạn.

Chúng ta có thể thấy một nến Pin Bar hình thành trên khung thời gian (H1), nhưng nó lại là một phần của nến Pin Bar trên biểu đồ khung thời gian ngày (D1). Cách chúng ta giao dịch với tín hiệu Pin Bar này giống hệt như những gì chúng ta đã thảo luận ở trên. Hãy thực hiện giao dịch Mua khi nến Pin Bar trên đóng cửa với mức dừng lỗ đặt dưới đuôi nến.

Một số ý kiến ở những trường hợp khác cho rằng mức dừng lỗ nên đặt ở ngoài rìa vùng Cung Cầu. Tuy nhiên, điều này là không chính xác, ý tưởng giao dịch của bạn dựa trên việc thị trường sẽ di chuyển thấp hơn sau khi nến Pin Bar xuất hiện.

Nếu thị trường tăng cao hơn và vượt qua đuôi nến, điều đó có nghĩa là tín hiệu này không chính xác và bạn nên chờ đợi tín hiệu khác hình thành, không có điểm dừng lỗ nào ở rìa vùng Cung nếu chúng ta đã sai khi nến Pin bar bị phá vỡ. Điều đó chỉ khiến bạn mất nhiều tiền hơn mức cần thiết.

Mô hình nến nhấn chìm Engulfing Candle và Pin Bar là 2 tín hiệu Price Action đáng tin cậy để bạn tham gia giao dịch khi chúng xuất hiện sau khi thị trường quay trở lại vùng cung cầu. Hãy sử dụng các khung thời gian ngày và khung thời gian thấp hơn (H1) để tìm kiếm những tín hiệu này tại vùng Cung Cầu bởi vì khung thời gian thấp sẽ làm giảm rủi ro và tăng phần lợi nhuận cho giao dịch của bạn.

Tuy nhiên, các tín hiệu Price Action này không phải lúc nào cũng chính xác, vì vậy bạn phải thật tỉnh táo để phân biệt được đâu mới là giao dịch tiềm năng khi những tín hiệu đó xuất hiện trên biểu đồ. Chúc các bạn giao dịch thành công.

4. Lựa chọn thời gian khi giao dịch theo Cung Cầu (Supply Demand)

Một yếu tố thực sự quan trọng khác trong việc một vùng Cung hoặc Cầu có khả năng hoạt động tốt hay không đó làthời gian. Thời gian là một khái niệm mà các nhà giao dịch nói chung dường như không bao giờ đề cập trong phương pháp hoặc chiến lược giao dịch của họ, nhưng nó vẫn là một trong những thành phần quan trọng nhất của thị trường.

  • Vào lúc 8h theo giờ Châu Âu (14h theo giờ Việt Nam) các nhà giao dịch châu Âu sẽ có mặt trên thị trường.
  • Vào lúc 8h theo giờ Mỹ (20h theo giờ Việt Nam) các nhà giao dịch Mỹ bắt đầu.

Các nhà giao dịch hoạt động trong thị trường ngoại hối đều hoạt động trong các khoảng thời gian khác nhau và các nhà giao dịch khác nhau sẽ tham gia vào thị trường vào các thời điểm khác nhau.

Lý do tại sao lựa chọn thời gian giao dịch lại trở nên rất quan trọng?

Như chúng ta đã biết trong các bài viết trước thì lý do thị trường quay trở lại các vùng Cung Cầu (Supply Demand) là do các ngân hàng không thể đặt tất cả các lệnh của họ vào thị trường.

Điều này có nghĩa là nếu các nhà giao dịch hiện diện trên thị trường khi vùng Cung Cầu được tạo ra và không hiện diện khi mà thị trường quay trở lại vùng giá này thì vùng Cung cầu này có khả năng hoạt động không hiệu quả bởi các nhà giao dịch đã tạo ra nó không có mặt khi giá quay trở lại để mà vào lệnh.

Biểu đồ USDCHF theo khung thời gian H1 cho thấy vùng Cung hình thành sau 2 ngày giao dịch

Ở biểu đồ trên bạn có thể thấy vùng Cung hình thành ở ngày đầu tiên vào thời điểm thị trường hoạt động mạnh, sau 2 ngày di chuyển giá quay trở lại vùng Cung đã hình thành trước đó cũng vào thời điểm thị trường hoạt động mạnh.

Một điều nữa để hiểu về thời gian và mối quan hệ của nó với vùng Cung Cầu là khi bạn giao dịch theo chúng. Một số cặp tiền nhất định sẽ chỉ được giao dịch trong các múi giờ tương ứng của chúng. Nếu bạn có kế hoạch giao dịch theo vùng Cung Cầu sau khi hết giờ giao dịch cho cặp tiền đó, bạn sẽ không thấy bất kỳ loại chuyển động đáng kể nào ra khỏi vùng Cung Cầu cho đến ngày hôm sau khi phiên giao dịch mới bắt đầu.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp trong thị trường đang làm việc cho các ngân hàng và tổ chức lớn là những người có công việc chính là giao dịch và giống như tất cả các công việc khác, họ đều có khung thời gian làm việc cụ thể mỗi ngày. Điều này có nghĩa là khi họ hoàn thành công việc trong ngày thì họ sẽ không làm việc tiếp trong thời gian còn lại. Nếu bạn cố gắng giao dịch EURUSD vào lúc 15h theo giờ Mỹ (2h theo giờ Việt Nam) thì bạn sẽ không thấy bất kỳ chuyển động lớn nào cho đến ít nhất 8h hôm sau (14h theo giờ Việt Nam) vì đây là lúc phiên giao dịch châu Âu bắt đầu.

Luôn ghi nhớ điều này khi nghĩ về việc đặt bất kỳ giao dịch nào trong lúc thị trường không hoạt động. Cấu trúc nến nhấn chìm trong bài viết này chỉ có thể được giao dịch với sự thận trọng vì thật khó có thể đưa ra cho bạn các tiêu chí xác định chính xác nến nào được coi là quá lớn hay quá nhỏ.

Tuy nhiên, bạn hãy luôn ghi nhớ điều này: Miễn là cây nến bị nhấn chìm là cây nến nhỏ và cây nến nhấn chìm lớn hơn nó nhiều thì bạn sẽ không gặp vấn đề gì trong việc giao dịch theo vùng cung cầu. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang web của TP Academy  Tại đây chúng tôi cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.