Bình luận

Ở bài viết trước chúng ta đã đi tìm hiểu khái niệm về rủi ro tài chính cũng như các tác động xấu của nó đến quá trình đầu tư. Để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và tối đa hóa lợi nhuận thì ta phải biết cách quản trị rủi ro. Vậy, quản trị rủi ro là gì? Quản trị rủi ro như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất ? Cùng tìm hiểu nhé !

1. Quản trị rủi ro tài chính là gì ?

Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management) là quá trình định hướng, đánh giá, theo dõi và kiểm soát các rủi ro tài chính trong quá trình đầu tư của một tổ chức hay cá nhân. Điều này đảm bảo rằng tổ chức hay cá nhân đó sẽ có khả năng kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro tài chính, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường sự bảo vệ tài chính.

Việc quản trị rủi ro cực kỳ quan trọng, với tính chất mang đến định hướng và chiến lược thành công cho các hoạt động đầu tư, nó giúp các nhà đầu tư tránh được những nguy cơ có thể xảy ra, với tư thế chủ động và sẵn sàng đối mặt với các khó khăn bất ngờ xảy đến và tìm kiếm sự bền vững và ổn định trong lợi nhuận.

Bản chất của quản trị rủi ro là loại bỏ tính bị động, xác định các kết quả có thể xảy đến trong hoạt động đầu tư để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả. Lập kế hoạch là cách tốt nhất, các điều chỉnh trong đó phải được thực hiện trên cơ sở các công cụ phù hợp chứ không thể làm bừa.

Các nhà quản trị tài chính phải nhận diện được tất cả các tác động và nguy cơ xảy đến của chúng, từ đó tìm ra mấu chốt quan trọng nhất để tiến hành thay đổi sao cho kết quả tốt nhất.

2. Các bước để quản trị rủi ro tài chính

Để quản trị rủi ro tốt nhất, bạn cần xây dựng một quy trình cho nó. Sau đây, tôi sẽ gợi ý cho bạn quy trình 5 bước để có thể quản trị rủi ro tốt nhất:

Bước 1: Xác định rủi ro tài chính

Quản trị rủi ro tài chính bắt đầu bằng việc xác định các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức hay cá nhân đó. Điều này có thể bao gồm các rủi ro về lãi suất, giá cả, tỷ giá hối đoái, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Bước 2: Đánh giá mức độ rủi ro

Sau khi xác định các rủi ro tài chính, các nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ rủi ro của từng rủi ro và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của tổ chức hay cá nhân.

Bước 3: Phân tích rủi ro

Sau khi đánh giá mức độ rủi ro, chúng ta sẽ phân tích chi tiết các rủi ro này để hiểu rõ hơn về các yếu tố gây ra chúng và tìm ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Bước 4: Lựa chọn các biện pháp quản trị rủi ro

Các biện pháp quản trị rủi ro được lựa chọn dựa trên kết quả phân tích rủi ro. Các biện pháp quản trị rủi ro bao gồm các giải pháp tài chính, quản lý rủi ro và chính sách bảo hiểm.

Bước 5: Giám sát và đánh giá các biện pháp quản trị rủi ro

Các biện pháp quản trị rủi ro cần được giám sát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và đưa ra các điều chỉnh cần thiết khi có thay đổi về tình hình kinh tế, thị trường hoặc các yếu tố khác.

3. Cách quản trị rủi ro hiệu quả

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và khẩu vị rủi ro của mỗi người mà cách quản trị rủi ro sẽ khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về cách quản trị rủi ro để các bạn tham khảo:

Chỉ đầu tư trong phạm vi khả năng của mình

Phạm vi khả năng ở đây chính là phạm vi về tài chính và kiến thức. Chỉ nên đầu tư từ số tiền nhàn rỗi và nếu có thể, tốt nhất không sử dụng đòn bẩy tài chính, nếu dùng đòn bẩy thì không sử dụng một cách bừa bãi mà phải có tính toán, chiến lược. Và đương nhiên, chúng ta chỉ nên làm những thứ mà mình biết và hiểu về nó. Trước khi tham gia đầu tư bạn nên tìm hiểu kỹ về thị trường và các kiến thức kinh tế, nếu không chắc chắn bạn sẽ thất bại !

Đánh giá rủi ro

Trước khi đầu tư, bạn nên đánh giá các rủi ro có thể xảy ra. Các rủi ro này bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro doanh nghiệp và rủi ro hệ thống. Bạn cần phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của từng loại để có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Khi đã tham gia đầu tư, mỗi bước đi bạn cần tính toán chi tiết được - mất hay còn gọi là tỉ lệ lợi nhuận/ rủi ro, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì tốt nhất bạn nên chờ đợi cơ hội khác.

Tuân thủ nghiêm túc kỷ luật

Kỷ luật là sức mạnh - điều này ai cũng biết nhưng không phải ai cũng tuân thủ được kỷ luật, rất rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì không tuân thủ được kỷ luật với bản thân. Bạn nên có một kế hoạch đầu tư rõ ràng và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Điều này giúp bạn giảm thiểu rủi ro do quyết định đầu tư vội vàng hoặc không đúng lúc.

Theo dõi và đánh giá

Bạn nên theo dõi và đánh giá kết quả đầu tư của mình thường xuyên. Nếu có bất kỳ rủi ro nào, bạn nên thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu chúng. Việc theo dõi và đánh giá kết quả đầu tư giúp bạn phát hiện các rủi ro sớm và đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn trong tương lai.

Ví dụ, nếu bạn đã có phương pháp giao dịch mà bạn cho là phù hợp, đã tuân thủ nghiêm túc kỷ luật mà vẫn thua lỗ thì bạn nên dừng lại và kiểm tra, đánh giá. Trong trường hợp này có thể do bạn chưa đủ kiến thức, kế hoạch hoặc phương pháp bạn chọn không tốt, ít nhất là với bạn. Dừng lại và tìm phương pháp khác là điều tốt nhất.


Đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư

"Không ai bỏ chung trứng vào một giỏ" - Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của đầu tư. Bạn có thể nghiên cứu sâu một lĩnh vực để trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó, nhưng thị trường thì luôn biến động, bạn không thể chắc chắn là lúc nào mình cũng sẽ chiến thắng. Phân tán và đa dạng hóa các kênh đầu tư là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro

Ví dụ, Bạn nghiên cứu và đầu từ vào Bất động sản. Nhưng trong thời điểm này rõ ràng bất động sản đang lao dốc và chưa thấy ngày phục hồi, nếu bạn cố chấp để đầu từ bất động sản trong thời điểm này thì thua lỗ là điều tất yếu. Tìm hiểu về các kênh đầu tư khác như: Chứng khoán, Ngoại hối, Crypto với thanh khoản cao hơn, số vốn nhỏ hơn là điều hoàn toàn khả thi.